Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc rất ít người: Chạy đua cùng thời gian

PV - 15:49, 18/05/2018

Cùng với nguy cơ mất hẳn tiếng mẹ đẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người đang bị xói mòn. Trong khi đó, công tác bảo tồn, dù đã được triển khai, nhưng do “lệch pha” nên tình trạng mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang trở nên báo động.

Bài 2: Đánh mất bản sắc văn hóa không còn là nguy cơ

Trăm năm còn lại những gì?

Bên rìa khu rừng cấm của đồng bào Pu Péo ở thôn Củng Chá, xã Phố Là (Đồng Văn, Hà Giang) nổi bật khu dinh thự cổ bằng đá đã nhuốm màu thời gian. Nói đúng hơn, đó là một phế tích với những bức tường đá, sân đá, lối đi bằng đá và những tường nhà trình bằng đất sét đổ nát.

Người Pu Péo vẫn giữ được trang phục truyền thống nhưng chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội. Người Pu Péo vẫn giữ được trang phục truyền thống nhưng chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội.

Theo ông Củng Diu Pháng, một bậc cao niên ở thôn Củng Chá, dinh thự bằng đá được xây dựng cách đây khoảng một trăm năm, là nơi sinh sống của nhiều thế hệ dòng họ Củng, một dòng họ lớn của dân tộc Pu Péo. Cũng như dinh thự họ Vương ở Sa Phìn (một dòng họ lớn trong cộng đồng dân tộc Mông ở Đồng Văn, Hà Giang), dinh thự bằng đá của dòng họ Củng lưu giữ trong đó những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Pu Péo, một trong 5 DTTS có dân số dưới 1.000 của nước ta (hiện chỉ còn trên 700 nhân khẩu). Nhưng chỉ tiếc, khác với dinh thự họ Vương đã trở thành một địa chỉ du lịch (năm 1993, dinh thự họ Vương được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) thì khu dinh thự cổ ở thôn Củng Chá vẫn im lìm, chịu sự bào mòn của thời gian.

Theo ghi chép, người Pu Péo được xem là cư dân đầu tiên khai phá vùng đất núi non hiểm trở nơi địa đầu Tổ quốc. Dẫu dân số ít, nhưng dân tộc Pu Péo có một nền văn hóa truyền thống rất đa dạng, phong phú, không bị hòa lẫn với các dân tộc khác. Tuy nhiên, cùng với những di biến trong đời sống, nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc Pu Péo đang mai một, thậm chí một số nét văn hóa đặc trưng đã biến mất.

“Trước đây người Pu Péo ở nhà sàn, nhưng giờ ở nhà trệt; trang phục truyền thống thì có nhưng chỉ mặc vào lúc lễ hội thôi. Không còn nhiều người nhớ về văn hóa của người Pu Péo nữa đâu, sắp mất cả rồi”, ông Pháng trăn trở.

Cũng như dân tộc Pu Péo, các cộng đồng dân tộc có dân số rất ít người ở nước ta (Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu, Si La) đang đối diện nguy cơ “thất truyền” nhiều bản sắc văn hóa truyền thống. Như người Rơ Măm ở Tây Nguyên vốn có truyền thống dệt, may; nhưng hiện nay công cụ dệt may không còn, người biết dệt, may càng hiếm.

Hay người Si La, một cộng đồng dân tộc chỉ còn khoảng 840 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu tại Lai Châu và Điện Biên. Trước đây, người Si La sống riêng biệt trên vùng núi cao, ở nhà chôn mái thấp, biết hát dân ca, dân vũ… Từ năm 1972 đến nay, người Si La được bố trí định cư, sống theo làng xóm, cộng đồng dân cư dưới vùng thấp, ở nhà trệt lợp mái tôn và thế hệ trẻ hầu như không biết đến các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc mình.

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS thì tỷ lệ hộ đồng bào Si La biết điệu múa truyền thống của dân tộc mình chỉ chiếm 1,3%; tỷ lệ hộ biết sử dụng nhạc cụ truyền thống là 0%; số hộ biết hát bài hát truyền thống là 10%;…

Khoảng lặng trong phát triển!

Trong nỗ lực phát triển cộng đồng các dân tộc rất ít người, những năm qua, các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ. Nhưng như đã nêu ở kỳ báo trước, việc đầu tư “lệch pha”, quá chú trọng vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nên công tác bảo tồn văn hóa truyền thống đang lâm vào tình trạng “nước ngập đến lưng mới nhảy”.

Như tỉnh Hà Giang, từ năm 2005 đã triển khai Dự án “Hỗ trợ phát triển dân tộc Pu Péo tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005-2010”, với tổng nguồn vốn thực hiện 9,614 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là giúp 77 hộ, 385 khẩu người Pu Péo tại 7 thôn thuộc 3 huyện Đồng Văn, Bắc Mê và Yên Minh phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa,…

Tuy nhiên, khi phân khai kinh phí thực hiện thì tỉnh Hà Giang chỉ bố trí 119 triệu đồng (trong tổng số 9,614 tỷ đồng) để hỗ trợ 7 thôn tổ chức các lễ hội. Vị chi, bình quân mỗi thôn được hỗ trợ 17 triệu đồng; với số tiền này thì cộng đồng Pu Péo ở các thôn làm được gì?

Cũng từ năm 2005, tỉnh Điện Biên triển khai Dự án “Hỗ trợ phát triển dân tộc Si La ở bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé”. Theo đó, người Si La ở Nậm Sin đã được hỗ trợ khai hoang 27ha ruộng nước, gần 100ha ruộng nương cùng hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng khép kín; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống từng bước “hạ nhiệt”… Tuy nhiên, trăn trở nhất của các cấp, ngành, địa phương là văn hóa truyền thống của người Si La đang bị xói mòn nghiêm trọng.

Theo bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, vấn đề bức xúc nhất hiện nay là văn hóa Si La đang có nguy cơ mai một, đặc biệt là phong tục, tập quán, dân ca, dân vũ, trang phục truyền thống và ngôn ngữ bị đồng hóa. Bảo tồn văn hóa dân tộc, phát triển bền vững cho cộng đồng Si La thực sự là một thách thức đặt ra cho các cấp, các ngành của tỉnh Điện Biên.

Trở lại vấn đề khu dinh thự bằng đá cổ của người Pu Péo, người dân ở thôn Củng Chá mong các cấp, ngành quan tâm hơn trong việc phục dựng, để đưa nơi đây thành một địa chỉ văn hóa, một điểm du lịch. Đây là mong mỏi rất chính đáng, bởi đây chính là một di tích lưu giữ lịch sử văn hóa của đồng bào Pu Péo.

Việc phục dựng di tích là một điều hữu ích, nhưng quan trọng hơn cả là phục dựng như thế nào? Bởi có một thực tế, việc phục dựng các di tích văn hóa nói riêng, bảo tồn văn hóa truyền thống nói chung, thời gian qua triển khai chưa “trúng”, đã góp một phần làm biến dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Khoác áo thổ cẩm cho “bé Na” chào Tết nguyên đán Ất Tỵ

Gia Lai: Khoác áo thổ cẩm cho “bé Na” chào Tết nguyên đán Ất Tỵ

Hưởng ứng chủ đề “Tỏa hương rừng, bừng sắc núi” của Đường hoa xuân năm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ở Tp. Pleiku (tỉnh Gia Lai), nhà điêu khắc ở phố núi đã thổi hồn bản sắc dân tộc vào linh vật của năm, là những bé rắn (bé Na) đáng yêu khi mặc trang phục thổ cẩm với hoa văn đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên.
Trị ho an toàn từ quả lê hấp

Trị ho an toàn từ quả lê hấp

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:15, 23/01/2025
Lê hấp trị ho là một bài thuốc, được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa. Đây cũng là một trong những cách trị ho an toàn.
Vườn quốc gia Hoàng Liên tái thả nhiều động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm về rừng

Vườn quốc gia Hoàng Liên tái thả nhiều động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm về rừng

Môi trường sống - Minh Nhật - 16:18, 23/01/2025
Trung tâm Du lịch và Bảo tồn sinh vật Hoàng Liên (thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai) vừa phối hợp với Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức tái thả 91 cá thể động vật hoang dã, thuộc 14 loài, về môi trường sống tự nhiên.
Một số bài thuốc dân gian hiệu quả để phòng và chữa bệnh đơn giản dịp Tết

Một số bài thuốc dân gian hiệu quả để phòng và chữa bệnh đơn giản dịp Tết

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:16, 23/01/2025
Chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi trong dịp Tết Nguyên đán, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Czech, Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Czech, Thụy Sĩ

Thời sự - PV - 14:10, 23/01/2025
Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 15 - 23/1.
Cảnh báo nguy cơ dịch cúm bùng phát mạnh dịp Tết

Cảnh báo nguy cơ dịch cúm bùng phát mạnh dịp Tết

Thời sự - Anh Trúc - 11:34, 23/01/2025
Chỉ còn ít ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây là dịp để mọi người sum vầy, du xuân và tham gia các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là thời điểm các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là cúm, có nguy cơ bùng phát.
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 . Những cánh bay chăm vườn. Vững vàng nơi biên cương Tổ quốc.
Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Tin tức - Anh Trúc - 11:30, 23/01/2025
Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2025/TT-BCA bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
Đồng Nai: Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đồng Nai: Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Mai Hương - 11:29, 23/01/2025
Năm 2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các chỉ đạo của cấp trên, thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Qua đó góp phần tích cực cùng các giải pháp của các cấp, các ngành thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Du lịch mùa Đông ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn

Du lịch mùa Đông ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn

Kinh tế - An Yên - 11:28, 23/01/2025
Một hướng đi mới lạ, hút khách ở Kỳ Sơn (Nghệ An) là du lịch mùa Đông. Kỳ Sơn không còn là miền rét sương, với những cách trở, xa ngái… mà còn là vùng đất hấp dẫn bởi cảnh sắc trong xanh, mát lành, với thảm mây bồng bềnh quyến rũ; sắc hồng của đào, sắc trắng của mận, sắc vàng của dã quỳ… và ẩm thực độc đáo.
Công ty Điện lực Kon Tum tuyên truyền, hướng dẫn người dân trang trí cây nêu bảo đảm an toàn điện

Công ty Điện lực Kon Tum tuyên truyền, hướng dẫn người dân trang trí cây nêu bảo đảm an toàn điện

Trang địa phương - Ngọc Chí - 10:57, 23/01/2025
Thời gian qua, tại một số địa phương trên cả nước đã xảy ra những vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, đã gây ra tai nạn điện trong Nhân dân. Trong đó, có nhiều vụ nguyên nhân do các hộ dân dựng cây nêu vi phạm khoảng cách an toàn với đường dây cao áp, gây phóng điện. Những tai nạn điện này có thể gây chết người. Trước thực trạng đó, Công ty Điện lực Kon Tum đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, để người dân tuân thủ các quy định về an toàn điện.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 10:10, 23/01/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân mới Ất Tỵ 2025, sáng nay (23/1), Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.