Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Na - Vùng đất của những nghệ nhân

PV - 16:45, 28/08/2020

Ghé thăm xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), chúng tôi không khỏi thán phục khi biết 13/13 thôn trên địa bàn xã đều có những nghệ nhân say mê với văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. Họ chính là những người “giữ hồn” của làng, đang ngày đêm lưu truyền nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc cho con cháu.

Nghệ nhân A Đai (bên trái) và A Méc là những người có nghề đan lát giỏi. Ảnh: MT
Nghệ nhân A Đai (bên trái) và A Méc là những người có nghề đan lát giỏi. Ảnh: MT

“Giữ hồn” làng từ nhạc cụ dân tộc...

Xã Đăk Na cách trung tâm huyện Tu Mơ Rông ( Kon Tum ) gần 40km, gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng, sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống ở lưng chừng sườn núi. Đến thăm một số làng, đọng lại trong lòng khách là cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên của bà con. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn còn giữ gìn được nhiều nét văn hóa truyền thống.

Dưới mái nhà rông thôn Mô Bành 2, chúng tôi gặp nghệ nhân A Gạo - người có hơn 10 năm truyền dạy kỹ thuật đánh cồng chiêng cho thanh thiếu niên. Ông giới thiệu: Làng có 3 nghệ nhân, mỗi tháng, chúng tôi tụ họp về nhà rông 3 đêm, khi con trăng tròn, để tập luyện riêng cho trẻ em ở làng biết cách thức sử dụng nhạc cụ, biểu diễn bài chiêng, điệu xoang... Những hôm không tập, chúng tôi hướng dẫn cho lớp người kế cận cách chỉnh chiêng, bảo quản và cất giữ 3 bộ chiêng của làng đúng nghi thức truyền thống.

“Nhiều năm qua, những người trẻ như tôi vẫn cố gắng học hỏi người già ở làng về phong tục, văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là sử dụng các nhạc cụ dân tộc. Hiện tại, trong làng của tôi có gần 30 thanh niên, thiếu nhi tham gia 2 đội chiêng, xoang…” - nghệ nhân trẻ A Méc ở thôn Mô Bành 2 bộc bạch.

A Méc còn cho hay, bản thân anh có 8 năm theo học kiến thức, kinh nghiệm từ các nghệ nhân trong làng để gìn giữ từng bài chiêng cổ của dân tộc. Anh mong muốn truyền lại cho các em nhỏ ở làng, để mai này thay người già giữ bản sắc truyền thống dân tộc mình.

Không chỉ bảo tồn và truyền dạy đánh cồng chiêng, múa xoang, mà nhiều nghệ nhân còn tựchế tác các nhạc cụ truyền thống từ lồ ô, tre, nứa và truyền dạy lại cho thế hệ trẻ. Điển hình như nghệ nhân A Ngụ ở làng Đăk Rip 2 chế tác được rất nhiều loại nhạc cụ, như đàn ting ning, đàn tơ rưng, klông pút… Theo nghệ nhân này, vào các ngày lễ hội quan trọng ở làng, ông sẽ đích thân tập dượt cho lũ trẻ, hướng dẫn mỗi người tự chọn nhạc cụ để làm quen. Sau mỗi đợt như thế, bạn trẻ nào có năng khiếu, hay yêu thích âm nhạc dân tộc sẽ được ông trực tiếp truyền dạy.

Nghệ nhân A Ngụ cũng tâm sự, nguyên liệu để làm nhạc cụ truyền thống ở rừng không thiếu, tuy nhiên muốn làm được các loại nhạc cụ thì người chế tác phải có khả năng thẩm âm tốt, đồng thời phải thường xuyên học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước.

“Chẳng hạn như âm thanh của đàn tơ rưng, klông pút phát ra tiếng vang hay trầm đục, kéo dài… đều do mình chọn thân cây lồ ô, hay tre chưa đúng tuổi, chế tác chưa đúng hình dáng thu hút tiếng gió ra vào... Tôi chỉ cần nghe âm thanh phát ra hơi dài, rồi bụp bụp là biết nguyên liệu tạo ra nó chưa đạt, cần phải tháo từng thanh lồ ô hoặc tre nứa, rồi vót lại 2 đầu ống và cắt lại 1 trong 2 đầu… Cứ làm mãi như thế, đến khi âm thanh kéo dài vang vang tắt dần, vừa tai người nghe là chuẩn” - A Ngụ chia sẻ kinh nghiệm chế tác nhạc cụ.

Nghệ nhân A Đai tỉ mẩn vót từng cây nứa nhỏ để đan các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: MT
Nghệ nhân A Đai tỉ mẩn vót từng cây nứa nhỏ để đan các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: MT

…đến gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Không dừng ở việc truyền dạy nhạc cụ dân tộc, mà các nghệ nhân Xơ Đăng ỏ xã Đăk Na còn nỗ lực giữ nghề đan lát truyền thống.

Theo giới thiệu của cán bộ xã, chúng tôi đến thăm nghệ nhân A Đai ở thôn Kon Chai - người được đánh giá là rất khéo tay, khi tự làm ra các sản phẩm truyền thống như rổ, rá, nia, gùi… Mỗi sản phẩm của ông làm ra có sự sáng tạo riêng, với nhiều hoa văn, đường chỉ đan xen, trang trí đặc sắc, khác lạ ở thân gùi, rổ, rá.

Ông A Đai cho biết, từ ngày xưa, ông nội, bà nội của ông đã sử dụng than củi đen giã ra, rồi hòa với nhựa thông để trét vào các thân cây tre, cây mây cho màu đen. Từ kinh nghiệm để lại của ông bà, ông đã tự mày mò sáng tạo, đi rừng kiếm cây thông có nhựa, hoặc dây mây, hay dây rừng khác có nhựa ướt mang về, sau đó lấy than giã mịn bôi vào tạo màu đen. Sau đó, ông dùng các dây màu đen này đan xen kẽ để trang trí thân gùi, hay nia, rổ rá trong nhà. Ông A Đai còn cho hay, bản thân còn biết rèn sắt, chế tạo ra nhiều dụng cụ sản xuất.

Chia tay nghệ nhân A Đai, chúng tôi đến thăm nghệ nhân A Rơi ở làng Lê Văn - cũng là người đan lát giỏi ở Đăk Na. Tuy mới 32 tuổi nhưng với niềm đam mê và được người cha truyền dạy gần chục năm nay, A Rơi đã đan được rất nhiều loại vật dụng truyền thống phục vụ sinh hoạt hàng ngày của bà con, đặc biệt là chiếc chuy - gùi đeo vai truyền thống của đàn ông Xơ Đăng. Hiện nay có rất ít người ở xã Đăk Na biết đan loại dụng cụ đặc trưng này.

“Đàn ông đan được chuy là người thật sự khéo tay, cùng đó là kinh nghiệm đi hái mây rừng, cây tre non đúng tuổi về ngâm nước suối, phơi sương sớm rồi phơi nắng ấm cho đạt độ cong và độ dẻo dai, rồi đan thành vòng tròn, vòng cung, tạo thành lớp xếp đáy chuy đều, khít và không vênh nhau. Để đan được 1 cái chuy, tôi phải mất cả tháng. Ngay từ nhỏ, khi cùng cha đi rừng tôi đã được truyền dạy, nhưng tập luyện mãi, mấy năm gần đây tôi mới làm được nó” - nghệ nhân A Rơi tự hào khoe việc biết đan chiếc chuy truyền thống của người Xơ Đăng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Viên – Chủ tịch UBND xã Đăk Na cho biết, không riêng ở thôn Mô Bành 2, Kon Chai hay Đăk Ríp, mà ở các thôn còn lại, mỗi thôn đều có từ 1-3 nghệ nhân am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc. Các nghệ nhân này thường xuyên hỗ trợ địa phương tham gia biểu diễn, truyền dạy cách sử dụng nhạc cụ và các nghề truyền thống cho thế hệ trẻ trên địa bàn. Ngoài ra, địa phương cũng đã tuyên truyền, vận động bà con gìn giữ được 15 bộ chiêng. Sắp tới, xã sẽ xây dựng kế hoạch hàng năm tổ chức thi biểu diễn cồng chiêng; đồng thời phối hợp với Đoàn Thanh niên của xã, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tiếp tục mở các lớp truyền dạy cách sử dụng các nhạc cụ và nghề truyền thống cho thanh thiếu niên ở các làng, nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 7 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 7 giờ trước
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 7 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 7 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.