Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Báu vật nhân văn sống" ở hạ lưu sông Ba

PV - 11:12, 16/08/2020

Một nhà văn hóa từng viết về những nghệ nhân chỉnh chiêng như thế này: Ở tất cả các dân tộc Tây Nguyên có những người đặc biệt, rất hiếm hoi và được hết sức quý trọng, đó là “những thầy thuốc chuyên chữa bệnh cho chiêng”. Có dịp về các buôn làng ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) mới thấy ý kiến trên hoàn toàn chính xác, khi đội ngũ nghệ nhân chỉnh chiêng vốn đã ít ỏi nay lại càng hiếm hoi.

Nghệ nhân Ksor Kok “chữa bệnh” cho chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nghệ nhân Ksor Kok “chữa bệnh” cho chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân chỉnh chiêng Ksor Kok (buôn Sai, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa) đợi chúng tôi trong căn nhà gỗ mang đậm dấu ấn kiến trúc nhà sàn Jrai ở vùng hạ lưu sông Ba. Ông chính là học trò xuất sắc của Nghệ nhân Ưu tú Nay Phai-một bậc thầy chỉnh chiêng của tỉnh.

Ông Ksor Phoa-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Ngọc-cho biết: Hàng chục năm nay, cả xã chỉ có một nghệ nhân biết chỉnh chiêng, từ các loại chiêng mới (cải tiến), chiêng truyền thống cho đến các loại chiêng cổ-loại chiêng chỉ sử dụng trong một số nghi lễ truyền thống của người Jrai.

Học trò giỏi của Nay Phai

Nghệ nhân Ksor Kok đã có hơn 20 năm biết sửa tiếng cho chiêng, nổi tiếng trong cộng đồng Jrai ở các buôn làng vì làm công việc này chỉ với một ghè rượu uống cùng chủ nhà mỗi khi xong việc. Người thầy Nay Phai không chỉ truyền dạy cho ông biết chỉnh chiêng mà hơn thế, còn giúp ông hiểu về cội nguồn, truyền niềm đam mê với chiêng. Ông Ksor Kok kể, thầy Nay Phai cho ông đi theo khắp các tỉnh Đak Lak, Đak Nông, Phú Yên để quan sát, thực hành chỉnh chiêng.

“Thầy chỉ dạy cho mình rất cặn kẽ, từng li từng tí vì việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại. Có những lần, thầy giao cho mình làm rồi ngồi quan sát, lắng nghe, hướng dẫn. Thầy chỉ cho mình cách phân biệt các loại chiêng của các dân tộc. Mỗi loại chiêng lại có cách chỉnh sửa khác nhau. Vì vậy, ngoài kinh nghiệm thì cần có năng khiếu âm nhạc cồng chiêng. Hơn 2 năm theo thầy Nay Phai đi khắp nơi, mình biết chỉnh sửa nhiều loại chiêng và phân biệt được loại nào đánh trong những dịp nào, hiểu hơn về truyền thống văn hóa, đời sống tinh thần của ông bà”-nghệ nhân Ksor Kok kể. 

Theo nghệ nhân Ksor Kok, bộ chiêng truyền thống của người Jrai có 13 chiếc, thường được dùng phổ biến trong các dịp lễ như: mừng lúa mới, đâm trâu, bỏ mả, tiễn đưa người chết. Bài nhạc chiêng tấu lên luôn có sự đồng điệu, nhịp nhàng giữa các thành viên. Vì vậy, chiêng truyền thống còn là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng. Ngược lại, chiêng cải tiến chỉ cần một hoặc vài người chơi. Loại này rất dễ sử dụng nên thu hút thanh niên hơn. Riêng chiêng cổ mỗi bộ có 6-7 chiếc, chỉ ít người biết chơi và thường là người già. Chiêng này chỉ đánh trong các lễ cúng mang tính chất riêng tư của gia đình, dòng tộc.

Nói rồi, ông bày một bộ đồ nghề giản đơn chỉ gồm 3 chiếc búa, một chiếc dùi gõ có đầu bọc vải và lấy ra một số chiêng “đãi khách” thay cho những lời giải thích. Chỉ cần nhìn bộ dụng cụ là đã có thể đoán được quãng thời gian chúng gắn bó với ông. Phần dây quấn trên cán búa bong tróc nhưng vẫn được bọc trong miếng vải hết sức cẩn thận.

Ông cầm lên một chiếc chiêng hư, gõ mặt trước, mặt sau, gõ vòng tròn, gõ vào chính giữa, khi gõ mạnh, khi khẽ thăm dò. Sau mỗi nhịp gõ, ông dừng lại nghiêng tai lắng nghe âm thanh vang lên với độ cao, thấp khác nhau của từng chiếc lớn, nhỏ. Vầng trán lúc nhíu lại, khi giãn ra nhưng nghệ nhân không có vẻ gì sốt ruột. Nhịp gõ có khi lặp lại y như vòng xoang ngày hội, từ ngày sang đêm, từ đêm sang ngày nhưng không nhàm chán mà vẫn say mê. Từ nhạc cụ bằng đá, người Tây Nguyên đã chuyển sang nhạc cụ bằng đồng mà vẫn giữ nguyên cái hồn, khả năng thẩm âm độc đáo là nhờ có những nghệ nhân chỉnh chiêng tài hoa, thẩm âm chuẩn xác như vậy.

Một công việc đặc biệt được thực hiện bằng bộ dụng cụ rất đơn giản. Ảnh: Hoàng Ngọc
Một công việc đặc biệt được thực hiện bằng bộ dụng cụ rất đơn giản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Thiếu vắng truyền nhân

Nghệ nhân Ksor Kok đi nhiều, tiếp xúc cồng chiêng ở nhiều vùng nên có một bề dày kinh nghiệm. Được chỉ dạy từ những bậc thầy chỉnh chiêng, lại có tài năng thiên bẩm nên có thể coi ông như “báu vật nhân văn sống” của cộng đồng. Tự hào với nghệ thuật cồng chiêng, tự hào khi là học trò của nghệ nhân Nay Phai bao nhiêu thì nghệ nhân Ksor Kok lại càng ưu tư bấy nhiêu khi nói về thế hệ kế thừa.

“Hơn 20 năm qua, thỉnh thoảng có người muốn theo học sửa tiếng cho chiêng nhưng người lâu nhất cũng chỉ ở với mình được 2 tháng thì bỏ cuộc. Vì vậy cho đến nay, cả vùng này không còn người biết chỉnh chiêng nào” - nghệ nhân Ksor Kok giãi bày. Ông cho rằng, sự đam mê, nhẫn nại, sống chậm mới giúp người trẻ ở lại tới cùng với nghề chỉnh chiêng. Nhưng đây là đòi hỏi rất khó đối với lớp trẻ Jrai bây giờ.

Một nỗi trăn trở khác của nghệ nhân này, đó chính là những kiến thức cồng chiêng và âm nhạc cồng chiêng mà ông đang nắm giữ, lại đang gần như bị quên lãng. Vài năm trở lại đây, hầu như ông chỉ sửa khoảng 4-5 bộ chiêng cải tiến, chiêng truyền thống và chiêng cổ gần như không còn. Điều đó cho thấy đời sống văn hóa đang thiếu vắng những lễ hội, những nghi thức truyền thống vốn gắn bó mật thiết với đời sống người Jrai từ khi sinh ra, lớn cho tới khi về với ông bà.

Liên quan đến vấn đề này, chị Rô H’Đa-công chức Văn hóa-Xã hội xã Chư Ngọc-cho biết: “Qua đợt kiểm kê cồng chiêng vừa rồi, vẫn còn một số gia đình lưu giữ chiêng truyền thống, chiêng cổ. Tuy nhiên, bà con rất ít khi sử dụng nên cũng không có nhu cầu chỉnh sửa. Thanh niên cũng không thích chơi chiêng này vì bài chiêng có nhịp điệu chậm, buồn và khó hơn nhiều so với dàn chiêng cải tiến. Chiêng mới có thang âm gần giống với đàn organ, có thể chơi được nhiều bài nhạc mới nên thu hút người trẻ hơn”.

Dòng chảy văn hóa của một trong hai dân tộc bản địa lớn nhất, sinh sống lâu đời nhất ở vùng hạ lưu sông Ba đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Hình ảnh nghệ nhân Ksor Kok ngồi lặng lẽ bên hông nhà sàn chỉnh chiêng với những dụng cụ đơn giản, toát lên vẻ đẹp xưa cũ, u hoài, ngày càng khó gặp, khó tìm.

“Khôi phục và duy trì các lễ hội, mở các lớp truyền dạy cồng chiêng và chỉnh chiêng ngay tại cộng đồng, nếu không, cồng chiêng Jrai và các giá trị văn hóa truyền thống sẽ không tránh khỏi mai một”-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Ngọc đã nói như vậy.

Nhưng ai sẽ làm việc này và làm như thế nào khi tất cả đều quy vào nguồn kinh phí dành cho công tác văn hóa luôn quá hạn hẹp thì lại là điều mà ông chưa trả lời được.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 16:29, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 16:18, 19/05/2025
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:12, 19/05/2025
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.