Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗi buồn của “Giấc mơ Chapi”

PV - 16:16, 15/10/2020

Đàn Chapi được coi là “linh hồn” trong các hoạt động văn hóa cộng đồng của đồng bào Raglai. Khi không thể sở hữu những bộ cồng chiêng đắt tiền thì người dân đã sáng tạo nên loại nhạc cụ đơn sơ này để mô phỏng theo những thanh âm hào sảng của núi rừng. Cây đàn gắn bó với cộng đồng người dân tộc Raglai qua nhiều thế hệ, nhưng giờ đây cứ ngày một thưa vắng...

Nghệ nhân Mấu Hồng Thái chơi đàn Chapi
Nghệ nhân Mấu Hồng Thái chơi đàn Chapi

Ở huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), ông Mấu Hồng Thái là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn chế tác và sử dụng đàn Chapi, như một cách níu giữ nét văn hóa độc đáo riêng có của dân tộc mình.

Bao giờ cho đến... ngày xưa

Chúng tôi tìm đến nhà ông Thái vào một buổi chiều mưa. Vừa đến cổng đã nghe tiếng đàn Chapi trầm bổng vang lên thánh thót. Ông Thái đang ngồi ở thềm nhà, tay gảy Chapi, ánh mắt xa xăm và môi nở nụ cười mãn nguyện. Người đàn ông Raglai này chơi đàn say mê và hưng phấn như thể “nhập đồng”. Chơi xong bản nhạc, ông Thái mới trải lòng: “Thấy tiếng đàn Chapi hay không? Hay chứ nhỉ? Mình đã 80 tuổi rồi, sống được đến nay cũng là nhờ Chapi đấy. Buồn, vui gì đều có Chapi làm bạn. Cây đàn này mình mới làm xong, tiếng rất thanh và vang, nghe rất thích. Tiếc là bây giờ chẳng còn mấy ai còn nghe Chapi nữa”.

Ông Thái mang trong mình tình yêu nguồn cội và niềm tự hào lớn về văn hoá truyền thống dân tộc. Ông kể rằng, xưa kia đàn Chapi là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Raglai. Hầu như nhà ai cũng có đàn Chapi, chơi đàn Chapi. Nhớ những đêm trăng thanh vắng, tiếng đàn cứ vang lên thánh thót khắp núi rừng. Con trai con gái túm năm tụm ba hay từng đôi, ngồi trên thềm nhà, trong vườn, thậm chí ngay ngoài đường chơi đàn và thưởng thức tiếng đàn. Những thanh âm ngân nga trên vòm trời cao thăm thẳm, vọng ra xa lắm… Thế hệ của ông ai cũng mê Chapi, rồi học làm đàn, học đánh đàn từ tuổi niên thiếu. “Nhưng bây giờ tiếng Chapi ở nhiều buôn làng cứ thưa dần. Cách đây mấy năm, huyện Khánh Sơn cũng còn một vài người biết chế tác nhưng chỉ chơi được vài điệu ngắn, vòng xoay cơm áo gạo tiền cứ cuốn đi nên chắc giờ người ta cũng đã quên hết rồi. Bọn trẻ hiện chỉ thích nhạc xập xình thôi”, ông Thái buồn rầu.

 Những cây đàn Chapi ông Mấu Hồng Thái chế tác
Những cây đàn Chapi ông Mấu Hồng Thái chế tác

“Điều này thật khó khi bọn trẻ hiếm ai thích”

Trăn trở về Chapi bao nhiêu, ông Thái lại càng hào hứng khi có người hỏi về cách chế tác loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Ông tận tình chia sẻ và coi đó như trọng trách của mình trong việc góp phần níu giữ một nét văn hóa đẹp của dân tộc Raglai. Ông cho biết, làm đàn Chapi không khó nhưng công phu. Để làm được một cây Chapi tốt thì phải lên núi tìm chọn cây lồ ô vừa tròn một năm tuổi, không nên chọn cây già quá vì dễ đứt dây và âm thanh không trong. Sau khi đưa lồ ô về thì cắt khúc ngắn, một đầu để nguyên mắt, đầu kia để rỗng. Tiếp theo, phơi ống lồ ô khoảng 15 ngày đến một tháng để đàn có độ bền, không bị nứt, vỡ. Cuối cùng là công đoạn chế tác như đục lỗ, bật dây, tạo nốt… Công đoạn này nếu làm nhanh chỉ khoảng một tiếng là hoàn thành một cây đàn Chapi. Vì đam mê chế tác và chơi Chapi nên nhà ông Thái như một không gian trưng bày loại nhạc cụ này. Hàng chục cây Chapi đã hoàn chỉnh được ông xếp thành hàng. Nhiều vị khách ghé thăm và tìm hiểu, đặt mua để làm kỷ niệm, cũng có khi được ông tặng như một cách để quảng bá về loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Raglai. “Nếu bây giờ mà các cháu nhỏ hay thanh niên đến nhờ mình dạy cách chế tác hay học đàn Chapi thì hay quá”, ông Thái mơ ước.

Chia sẻ về đàn Chapi, nghệ nhân Mấu Quốc Tiến, người có nhiều công sức trong việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc Raglai ở Khánh Hòa cho biết, loại đàn này chơi được nhiều làn điệu. Người Raglai ở Khánh Sơn chủ yếu đánh các điệu bỏ mả, đám cưới, ngày mùa, hát giao duyên, mừng lúa mới… Ông Tiến cũng rất trăn trở khi thấy lớp trẻ giờ đây hờ hững với di sản truyền thống của cha ông và tỏ ra bất lực trước sự tất yếu của cuộc sống hiện đại. Ông nói: “Muốn giữ gìn, bảo tồn loại nhạc cụ này thì cần có kế hoạch truyền dạy cho thế hệ trẻ, nhưng cái này cần phải có kinh phí, kế hoạch lâu dài. Rồi tiếp đến là khơi gợi được tình yêu và niềm đam mê để duy trì, điều này thật khó khi bọn trẻ hiếm ai thích thú. Nếu không được gìn giữ, lưu truyền thì sau này nhạc cụ truyền thống của dân tộc Raglai nói chung và Chapi nói riêng chắc chỉ còn nhìn thấy trong các phòng trưng bày”.

Chapi không đơn thuần là một loại nhạc cụ, mà còn chứa đựng cốt cách, văn hoá của một cộng đồng người Raglai. Vì thế mà “họ đã sống cuộc sống yên bình, ai nghèo cũng có cây đàn Chapi, khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy, hồn người Raglai…” (Giấc mơ Chapi của nhạc sĩ Trần Tiến). Tiếc thay, cái thời “ai cũng có cây đàn Chapi” trong cộng đồng người Raglai ở Khánh Sơn giờ chỉ còn trong tiềm thức. 

Thấy tiếng đàn Chapi hay không? Hay chứ nhỉ? Mình đã 80 tuổi rồi, sống được đến nay cũng là nhờ Chapi đấy. Buồn, vui gì đều có Chapi làm bạn. Cây đàn này mình mới làm xong, tiếng rất thanh và vang, nghe rất thích. Tiếc là bây giờ chẳng mấy ai còn nghe Chapi nữa.

(Nghệ nhân MẤU HỒNG THÁI)


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 4 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 4 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 4 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.