Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển du lịch cộng đồng ở Cao Sơn (Hòa Bình): Biến tiềm năng thành lợi thế

Nghĩa Hiệp - 10:14, 04/08/2020

Xóm Sưng và xóm Mó Hém, xã Cao Sơn trước đây từng là xóm thuần nông của một trong những xã nghèo nhất của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Thế nhưng giờ đây, diện mạo vùng khó này đang dần đổi thay, cuộc sống người dân từng bước khá lên… Kết quả trên có được nhờ hướng đi đúng đắn của chính quyền và đồng bào DTTS nơi đây trong việc biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.

Phong tục tập quán, nghề truyền thống là những điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước
Phong tục tập quán, nghề truyền thống là những điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước

Nhắc đến xóm Sưng, và xóm Mó Hém trước kia, người dân ở đây đều nhớ đến cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ông Lý Văn Thu, người dân xóm Sưng nhớ lại: “Ngày ấy, nguồn thu nhập của dân làng chúng tôi phụ thuộc vào trồng lúa nương, sắn, chè và nuôi thêm lợn, gà. Kinh tế chủ yếu tự cung, tự cấp. Nhà cửa thì đơn sơ, chông chênh giữa núi đồi, nhìn xung quanh bốn bề chỉ thấy núi, thấy rừng. Đường về trung tâm xã vốn đã xa lại cheo leo, ghồ ghề sỏi, đá. Chúng tôi nghĩ dân mình sẽ nghèo mãi nếu như không làm du lịch cộng đồng”.

Với mong muốn biến tiềm năng thành lợi thế, cùng mục tiêu xóa đói, giảm nghèo lâu dài, năm 2017, tỉnh Hòa Bình đã phối hợp cùng Tổ chức AFAP (tổ chức phi chính phủ của Ôxtraylia) đưa du lịch cộng đồng về với người dân xóm Sưng và xóm Mó Hém. 

Không chỉ đưa ra định hướng phát triển, chính quyền tỉnh Hòa Bình còn tích cực đẩy mạnh truyền thông, liên kết với các công ty du lịch, tạo ra các hoạt động kích cầu để quảng bá du lịch cho xóm Sưng và Mó Hém. Chỉ chưa đầy 3 năm, du lịch cộng đồng xóm Sưng, xóm Mó Hém đã mang lại những dấu ấn riêng. Anh Quách Thanh Sơn, hướng dẫn viên du lịch cho biết: “Chúng tôi quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội, chuyên trang về du lịch, các món ăn dân tộc, phong tục, tập quán của người Dao. Cảnh đẹp núi rừng cùng quần thể hồ Hòa Bình là những điểm nhấn thu hút du khách quốc tế. Đặc biệt, đồng bào Dao còn thêu thùa, may vá các sản phẩm thủ công và bán trực tiếp cho khách hàng, vừa giữ nghề truyền thống, vừa có thêm thu nhập”.

Ông Lý Văn Thu, một trong những người Dao đầu tiên làm du lịch cộng đồng chia sẻ: “Chúng tôi có cảnh đẹp hoang sơ, có bề dày văn hóa dân tộc thuận lợi làm du lịch cộng đồng, nhưng không biết khai thác. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi được hỗ trợ vốn vay, thay đổi tư duy, nhận thức và được cho đi học cách làm du lịch. Giờ đây ai trong xóm cũng thích làm du lịch”.

Đến nay, tại xóm Sưng và xóm Mó Hém, có 6 Homestay hoạt động đón khách. Các hoạt động tiếp đón khách du lịch được các hộ dân tổ chức chuyên nghiệp và chia làm các tổ, bao gồm: Tổ nhóm ẩm thực, tổ nhóm văn nghệ, tổ tiếp đón... Các tổ, nhóm đều được tập huấn, thăm quan học hỏi kinh nghiệm làm du lịch ở các nơi khác nên cách làm du lịch tại đây rất chuyên nghiệp, lịch sự, nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào DTTS vùng cao Tây Bắc.

Ông Vũ Văn Đoàn, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: Để có được sự thay đổi theo hướng tích cực như hiện nay, bên cạnh sự đồng hành của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cơ sở vật chất, định hướng của Nhà nước thì quan trọng hơn cả là sự thay đổi tư duy của người dân. Người dân đã biết nắm bắt cơ hội để thoát nghèo bền vững. 

Hiện nay, lượng du khách đến trải nghiệm, khám phá xóm Sưng, xóm Mó Hén đang ngày một tăng lên, khoảng 80% lượt du khách là người nước ngoài. Bình quân mỗi năm, hai xóm Sưng, Mó Hém đón 900 - 1.100 lượt khách, trong đó có 500 - 600 lượt khách lưu trú. Thông qua con đường du lịch, những sản phẩm do bà con làm ra như chè Shan tuyết, rượu hoẵng, hàng thổ cẩm được giới thiệu, quảng bá, có sức tiêu thụ tốt giúp kinh tế của bà con dần khấm khá. Bình quân thu nhập của người dân hai xóm Sưng, Mó Hém đạt từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Từ một vùng đất không mấy ai biết đến, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, sự nỗ lực của người dân, nên xóm Sưng, xóm Mó Hém đã trở thành điểm đến lý tưởng trong hành trình khám phá các bản làng du lịch cộng đồng ở Hòa Bình. 

Có thể thấy, trong sự phát triển của vùng đồng bào DTTS, ngoài nguồn lực của Nhà nước thì sự năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương cùng sự phát huy nội lực của người dân có vai trò quyết định đến thành công.

Hiện nay, khi dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại tại một số địa phương trong cả nước, người dân xóm Sưng, xóm Mó Hén đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý, kiểm soát chặt chẽ công tác khai báo lưu trú, nhất là khách nước ngoài. Các Homestay cũng chủ động nắm rõ quá trình di chuyển của du khách để có biện pháp theo dõi, phòng ngừa, phát hiện dịch bệnh. Hướng dẫn du khách những vấn đề phòng dịch cơ bản nhất, thường xuyên vệ sinh buồng, phòng sạch sẽ để ngăn ngừa dịch bệnh, thể hiện sự chuyên nghiệp, trách nhiệm cao với cộng đồng.

Để có được sự thay đổi theo hướng tích cực như hiện nay, bên cạnh sự đồng hành của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cơ sở vật chất, định hướng của Nhà nước thì quan trọng hơn cả là thay đổi tư duy của người dân. Người dân đã biết nắm bắt cơ hội để thoát nghèo bền vững”.

Ông Vũ Văn Đoàn, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Kinh tế - Phạm Văn Phú - 21:38, 25/09/2023
Những năm gần đây, chính quyền huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Hiệu quả từ chăn nuôi gia súc đã góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 21:33, 25/09/2023
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk đợt 2, năm 2023. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang tham dự Hội nghị.
Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Trang địa phương - Tào Đạt - 21:27, 25/09/2023
Chiều 25/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Tp. Huế sáng cùng ngày đã khiến 46 nhà bị tốc mái và 6 người bị thương.
Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Trang địa phương - H. Tá - M. Triết - 21:26, 25/09/2023
Ngày 25/9, tại 02 điểm trường Tiểu học 2 Đông Hưng (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) và trường Tiểu học 2 Tam Giang Tây (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Về Lạc Tánh hôm nay

Về Lạc Tánh hôm nay

Phóng sự - Lê Vũ - 21:13, 25/09/2023
Ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có những ngôi làng (nay là khu phố) dân số chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời. Nhiều năm qua, nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đầu tư hỗ trợ nên đời sống của người dân trong các khu phố không còn khó khăn, thiếu thốn như xưa. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong lòng phố thị.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Kinh tế - Hoàng Trung - 20:31, 25/09/2023
Những ngày này, đến sân vận động UBND các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi được hoà vào niềm vui của bà con nơi đây. Bởi những ngày này, bà con Nhân dân nơi biên cương xứ Huế phấn khởi được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Quân khu 4 hỗ trợ trâu, bò sinh sản.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Thể hiện vai trò nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự cơ sở

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Thể hiện vai trò nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự cơ sở

Người có uy tín - Văn Hoa - 20:19, 25/09/2023
Tỉnh Hòa Bình hiện có 1.276 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Bao năm qua, đội ngũ những Người có uy tín vẫn luôn phát huy vai trò, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, và góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.
TP. Cần Thơ: Triển vọng về đô thị

TP. Cần Thơ: Triển vọng về đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng Sông cửu Long

Kinh tế - Minh Triết - 20:03, 25/09/2023
TP. Cần Thơ đang đứng trước kỳ vọng trở thành vùng đất "đá hóa vàng" nhờ những chính sách và cơ chế theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội. Với những nỗ lực trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, triển vọng TP. Cần Thơ sẽ sớm trở thành Trung tâm vùng, văn minh, hiện đại, là đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng sông Cửu Long.