Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dâng đèn hạ - nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer

Như Hải - 09:49, 07/07/2020

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào Phật giáo Nam tông Khmer có nghi thức dâng đèn hạ trong mùa Lễ Nhập hạ của các vị sư. Lễ Nhập hạ diễn ra từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 âm lịch hằng năm. Năm nay, là năm nhuận (2 tháng 4 âm lịch) nên lễ nhập hạ của đồng bào Khmer diễn ra vào rằm tháng 5 âm lịch (ngày 5/7 dương lịch).

Thượng tọa Lý Hùng, Trụ trì chùa PiTu Khô Sa RăngSây thực hiện nghi thức dâng đèn
Thượng tọa Lý Hùng, Trụ trì chùa PiTu Khô Sa RăngSây thực hiện nghi thức dâng đèn

Ông Đào Loan, Người có uy tín ở khu vực 12, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) chia sẻ: Đồng bào Khmer quan niệm, đèn cầy là biểu tượng ánh sáng giúp cho tinh thần được minh mẫn, sáng suốt; chuyện làm ăn cũng được suôn sẻ hơn và “đời người là một ngọn nến đang cháy”, vì thế ý nghĩa của nghi thức dâng đèn hạ là hướng cho con người nhận thức về những cái đẹp trong tương lai và có nhiều niềm tin trong cuộc sống.

Những ngày này, đồng bào Khmer đến các chùa đều mang theo đèn cầy và các lễ vật khác như lương thực, vật dụng cần thiết cho chư tăng dùng trong 3 tháng nhập hạ. Trong suốt 3 tháng này, các ngọn nến được thắp sáng lung linh trong các ngôi chùa của đồng bào Khmer bất kể ngày hay đêm, những ngọn đèn giúp soi rõ cho chư tăng chuyên tâm học phật pháp tại chùa suốt trong mùa nhập hạ.

Cụ bà Lý Sết, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết: Năm nay, tôi hơn 70 tuổi rồi, năm nào cũng vậy, cứ sắp đến mùa nhập hạ, tôi và con cháu cùng mang đèn và các lễ vật khác đến chùa để làm lễ, nghi thức dâng đèn hạ là không thể thiếu trong nghi Lễ Nhập hạ của các vị sư. Bà con Khmer rất quan tâm đến việc này, vì không phải đóng góp cúng dường để các sư có đèn đốt mà việc dâng đèn hạ thể hiện sự soi sáng tâm hồn của mỗi con người trên thế gian đầy cạm bẫy.

Các cây đèn cầy được phật tử dâng đến chùa thường rất to. Gia đình khá giả thường dâng loại có trọng lượng nặng từ 6kg/cây đến vài chục kg. Đối với các gia đình có mức sống trung bình hoặc còn khó khăn thì vài gia đình cùng chung nhau dâng một ngọn nến, hoặc cúng dường bằng tiền để các nhà chùa đóng tiền điện, nước trong những tháng nhập hạ.

Theo Thượng tọa Lý Hùng, Trụ trì chùa PiTu Khô Sa RăngSây (phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ), phật tử dâng đèn hạ là để chùa thắp sáng trong 3 tháng nhập hạ. Trước đây, theo truyền thống, phật tử dâng đèn bằng sáp, mù u, đèn dầu… còn ngày nay chủ yếu là dâng đèn cầy vì thuận tiện và đèn tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, tượng trưng cho mùa tu học.

“Đèn cầy phật tử dâng đến chùa thắp trong lúc làm lễ, sau đó thì tắt bớt chớ không thắp hết một lượt. Các sư còn phải thay phiên thức canh đèn để đề phòng hỏa hoạn”, Thượng tọa Lý Hùng chia sẻ.

Cũng theo Thượng tọa Lý Hùng, vì đèn cầy tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ nên phật tử dùng đèn cầy dâng lên Phật cũng là để soi tỏ chân tâm thiện ý. Dâng đèn là dâng cúng ánh sáng đến phật pháp để qua đó nhờ ánh sáng của Phật soi đường tu học cho các sư, cầu bình an, hạnh phúc cho chúng sinh và sự thanh thản cho cả người đã khuất.

Đến mùa nhập hạ, dù đi đến bất kỳ ngôi chùa nào thì, khi ở các chánh điện, phật tử đồng bào Khmer đều được soi sáng bởi những ánh nến lung linh. Dâng đèn hạ không chỉ đơn thuần là một nghi thức mở đầu trong lễ nhập hạ, mà còn là một biểu tượng tinh thần thể hiện niềm tin vững chắc vào những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thời sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.