Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiến trúc nhà làng truyền thống ở vùng cao Quảng Nam đang biến dạng

Khánh Nguyên - 10:42, 02/06/2020

Sau hàng chục năm “vắng bóng”, nhiều nhà làng truyền thống của đồng bào các DTTS tỉnh Quảng Nam đang dần được phục hồi, tạo không gian sinh hoạt cho cộng đồng. Nhưng giờ đây, niềm vui ấy với họ vẫn chưa thể trọn vẹn khi bài toán về vật liệu thay thế đang trở thành nỗi lo lớn, thách thức công tác bảo tồn.

Thiếu vật liệu thay thế, nhiều gươl của đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam đang bị bê tông hóa
Thiếu vật liệu thay thế, nhiều gươl của đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam đang bị bê tông hóa

Nhà chung cộng đồng

Ở tỉnh Quảng Nam, gươl của người Cơ-tu; âng của người Ve, Tà Riềng (thuộc dân tộc Giẻ Triêng) hoặc dư plây của người Cor… đều được xem là nhà chung cộng đồng phục vụ cho việc sinh hoạt, hội họp, đón tiếp khách của làng. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc cúng tế thần linh trong dịp ăn tết mùa, đón năm mới, kết nghĩa anh em giữa các làng, nóc. Vì thế, nhà làng trở thành không gian chung, được dựng nên từ sức mạnh và tinh thần đoàn kết của cộng đồng miền núi. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây, nhiều nhà làng truyền thống của đồng bào đã bị mai một, có thời điểm “biến mất” khỏi cuộc sống cộng đồng vùng cao, khiến nhiều người tiếc nuối.

Khoảng đầu thập niên 2000, một số địa phương miền núi chủ trương khôi phục nhà làng, xem đây là một trong những dự án bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào. Chủ trương đó, sau này được đưa vào nghị quyết của cấp ủy đảng, giúp nhà làng được “tái sinh”. Không chỉ nhà làng, đồng bào Cơ-tu ở các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang còn khôi phục cả moong (nhà sinh hoạt gia đình), gươl tô bhúh (nhà tộc họ) phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Già làng Clâu Nhấp, ở thôn Pơr’ning (xã Lăng, huyện Tây Giang) cho hay, từ chủ trương của huyện, năm 2005, đồng bào Cơ-tu địa phương đã tổ chức xây dựng không gian nhà làng truyền thống trên mặt bằng dân cư mới, với quy mô lớn nhất huyện. Ngoài gươl mẹ (gươl chung của làng), xung quanh còn có 9 gươl con (gươl tô bhúh) tượng trưng cho 9 tộc họ trong làng. Tùy mức độ sự kiện lớn nhỏ, có thể được tổ chức tại gươl mẹ hay gươl tô bhúh. “Gươl của người Cơ-tu được làm hoàn toàn bằng gỗ nên rất chắc và có độ bền cao. Gươl như hồn người Cơ-tu nên phải được gìn giữ và bảo tồn. Chỉ có điều, công việc tìm nguyên vật liệu gỗ, mây rừng không còn như trước đây”, già Nhấp chia sẻ.

Bài toán vật liệu thay thế

Những năm gần đây, sau thời gian phục hồi, nhiều nhà làng ở vùng cao đã bị hư hỏng nặng, cần được sửa chữa, bảo tồn. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại vướng phải một trở ngại lớn, khiến nhà làng đang đứng trước nguy cơ biến dạng. Khan hiếm vật liệu tự nhiên, ở một số vùng, không còn cách nào khác, đồng bào chấp nhận bê tông hóa nhà làng truyền thống một cách bất đắc dĩ. Từ Phước Sơn, Đông Giang, Hiệp Đức… bây giờ, nhiều nhà làng đã được bê tông hóa, làm mất đi vẻ đẹp xưa cũ.

Nghệ nhân Dương Lai, dân tộc Cor, ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My) cho rằng, trước khó khăn về vật liệu gỗ, dù không muốn nhưng việc thay thế bằng vật liệu xi măng vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc bê tông chỉ cho phép ở phần trụ, còn phên, sạp và một số kiến trúc khác phải được giữ nguyên trạng, đảm bảo “hồn cốt” cho nhà làng truyền thống. “Phên nhà làng có thể tận dụng gỗ keo, gỗ mít để đóng; sạp có thể làm bằng tre, nứa; mái lợp lá cọ, lá mây. Nếu bê tông hết từ đầu đến cuối, nhà làng sẽ như một khối xi-măng, không ra gì hết. Mà đã có nhiều vùng làm như thế rồi, không giống văn hóa của người Cor chút nào”.

Cũng theo ông Lai, nhà làng của đồng bào Cor xưa vốn được làm theo kiểu nhà dài ở từng nóc, là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Mọi chuyện sinh hoạt, cúng tế đều diễn ra tại đây. Tuy nhiên, nhà làng của người Cor đã bị mai một dần rồi biến mất trong đời sống cộng đồng. Vì thế, bây giờ nếu phục hồi cũng nên giữ theo kiến trúc truyền thống để thế hệ trẻ người Cor hiểu rõ hơn về văn hóa cha ông ngày trước.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam trăn trở, ở tại nhiều cộng đồng, nhà ở của đồng bào DTTS, nhất là tại các khu tái định cư chủ yếu theo kiến trúc người miền xuôi. Do vậy, việc khôi phục, sửa chữa nhà làng truyền thống của đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu khan hiếm. Bên cạnh đó, số nghệ nhân dân gian - những người được coi là “báu vật sống”, lưu giữ một kho tàng văn hóa dân tộc đang ngày càng hiếm. Do vậy, chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để có giải pháp tốt hơn.

Việc khôi phục, sửa chữa nhà làng truyền thống của đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu khan hiếm. Bên cạnh đó, số nghệ nhân dân gian - những người được coi là “báu vật sống”, lưu giữ một kho tàng văn hóa dân tộc đang ngày càng hiếm”.

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.