Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điểm đến Lô Lô Chải

Lê Hải - 16:12, 31/01/2020

Nằm nép mình dưới chân núi Rồng, bên cột cờ quốc gia Lũng Cú (Ðồng Văn, Hà Giang), bản Lô Lô Chải đẹp như một bức tranh giữa miền sơn cước. Đây là điểm du lịch không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của tỉnh Hà Giang. Nhờ có du lịch, đời sống của bà con ở vùng Cao nguyên đá nay đã có nhiều khởi sắc, tô thắm thêm cho bức tranh mùa Xuân vùng cao.

Quán cà phê - điểm nhấn ở Lô Lô Chải thu hút du khách khi đến thăm quan du lịch
Quán cà phê - điểm nhấn ở Lô Lô Chải thu hút du khách khi đến thăm quan du lịch

Xuân này, vượt qua những con đường uốn lượn như dải lụa được vẽ trên đá, hai bên đường hoa cải đua nở, chúng tôi lên Lô Lô Chải, nơi sinh sống của đồng bào Lô Lô, một trong những DTTS rất ít người của nước ta. Bản có 105 hộ, trong đó có 10 hộ đồng bào Mông, còn lại là người Lô Lô.

Cuộc sống của người dân Lô Lô Chải trước đây chỉ dựa vào một vụ lúa nương, một vụ ngô trên núi đá. Năm nào mất mùa có khi phải ăn mèn mén thay cơm. Nơi này được thay đổi nhanh chóng từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu vào năm 2010; đến năm 2011 các tổ chức đến thôn hỗ trợ người dân làm nhà truyền thống và phát triển du lịch. 

Chúng tôi tới thăm gia đình Trưởng thôn Sình Dỉ Gai, một hộ làm Homestay có tiếng ở Lũng Cú. Với phương châm “đảng viên đi trước”, anh Sình Dỉ Gai đã đi đầu trong việc phát triển kinh tế bằng dịch vụ Homestay. 

Phụ nữ dân tộc Lô Lô ngồi tẽ ngô trước cửa nhà
Phụ nữ dân tộc Lô Lô ngồi tẽ ngô trước cửa nhà

Anh Gai chia sẻ, từ khi du lịch bắt đầu phát triển ở Lũng Cú, anh Gai đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có thể nắm bắt được cơ hội phát triển kinh tế gia đình. Cơ duyên đưa anh đến với nghề làm dịch vụ Homestay, cho khách du lịch ở trọ tại nhà vào năm 2014 khi anh tình cờ mời ông khách người Nhật Yasushi Ogura đến nhà ăn cơm, khi ông ấy đến đây du lịch. 

“Ông ấy thấy tôi chia sẻ về việc chuẩn bị làm nhà đã động viên tôi đầu tư xây nhà truyền thống để làm dịch vụ Homestay và hứa sẽ hỗ trợ tiền. Đấy chính là động lực để tôi đầu tư xây dựng ngôi nhà trình tường truyền thống của người Lô Lô. Sau vài năm tôi đã có kinh nghiệm phục vụ, thu nhập từ du lịch trung bình khoảng 80 triệu đồng/năm”, anh Gai tâm sự. 

Giờ đây, nhà anh Gai đã trở thành địa chỉ Homestay có tiếng được nhiều du khách xa gần biết đến. Khách du lịch rất thích các món ăn địa phương, như: Thịt gà, lợn đen, thịt treo, đậu chúa, mèn mén, thắng cố... Khách có thể cùng gia đình hái rau cải, bắt gà trong vườn để làm cơm. 

Thấy nhà anh Gai làm Homestay cho thu nhập khá, nhiều hộ khác trong thôn cũng học tập làm theo. Cả bản đã có bảy hộ gia đình kinh doanh Homestay, tính trung bình mỗi tháng, Lô Lô Chải đón hơn 1.000 lượt khách lưu trú; nhất là vào mùa hoa tam giác mạch, nơi đây gần như “cháy” phòng.

Các chàng trai cô gái dân tộc Lô Lô vui chơi trong một dịp lễ hội
Các chàng trai cô gái dân tộc Lô Lô vui chơi trong một dịp lễ hội

Để phục vụ du lịch, phụ nữ Lô Lô còn tranh thủ những lúc nông nhàn để may quần áo trang phục truyền thống. Hiện mỗi bộ trang phục truyền thống có giá lên tới 15 triệu đồng. 

Theo bà Vàng Thị Thành, các bộ trang phục truyền thống được thêu tay của người Lô Lô thường được những du khách nước ngoài tới mua sau khi họ chứng kiến tận mắt sự công phu, cẩn thận trong tạo hình từng chi tiết trang phục. 

Từ khi Lô Lô Chải được công nhận là Làng Văn hóa và được tỉnh đưa vào chương trình Dự án bảo tồn làng văn hóa truyền thống, người dân trong bản càng ý thức hơn việc phải gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc như một tài nguyên để khai thác du lịch. Cuộc sống của đồng bào Lô Lô đã đổi thay khác xưa rất nhiều từ khi có Chương trình xây dựng nông thôn mới, có đường bê tông vào từng xóm, bản,… Lô Lô Chải hiện như một bức tranh đầy sức sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Tin nổi bật trang chủ
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 2 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.