Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Say đắm điệu Sli

Thúy Hồng - 15:25, 22/01/2020

Sli (hay còn gọi là hát sloong hao) là một trong những làn điệu dân ca đặc sắc của đồng bào Nùng ở Bắc Giang. Bên chén rượu Xuân hay trong ngày lễ hội, trong lễ cưới, … những câu Sli ngọt ngào, tình tứ luôn được cất lên, hòa quyện với thanh âm của núi rừng khiến cho người nghe say đắm.

Đồng bào các dân tộc Nùng hát Sli giao duyên trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Lục Ngạn
Đồng bào các dân tộc Nùng hát Sli giao duyên trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Lục Ngạn

Chúng tôi đến thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn. Mới vào đến đầu thôn, bên tai đã văng vẳng những câu hát: “Nhì à Sloong hao, vằn nảy vằn đay, noọng mà liểu, khẩu slườn slặp căn slày vui lai/vằn nảy mà liểu noọng đảy khẩu slườn chảng cỏ slày vui lai- Hôm nay ngày đẹp trời, em đến nhà chơi thật là vui quá/ Hôm nay đến chơi được vào nhà nói chuyện cùng anh thật là vui”.

Trò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân Lường Văn Nhẹp, Chủ nhiệm CLB hát dân ca dân tộc Nùng, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn tâm sự: “Tôi biết hát Sli từ khi còn rất trẻ, trong những lần đi theo các anh chị trong bản đi hát hội đầu Xuân; những làn điệu dân ca của dân tộc cứ thế mà bền chặt trong đời sống sinh hoạt của người Nùng chúng tôi”.

Đồng bào dân tộc Nùng có thể hát Sli bất cứ lúc nào miễn là có người đối đáp lại
Đồng bào dân tộc Nùng có thể hát Sli bất cứ lúc nào miễn là có người đối đáp lại

Theo nghệ nhân Nhẹp, Sli theo tiếng Nùng còn có nghĩa là thi, là thơ để giãi bày, tâm sự. Người hát Sli có thể hát bất cứ lúc nào, chỗ nào với nhiều hình thức: hát đôi, hát đơn, hát nhóm... chủ yếu hát đối đáp giao duyên giữa thanh niên nam nữ, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống mới tươi đẹp, ấm no, hạnh phúc. Về nội dung và không gian thể hiện làn điệu giống nhau, chỉ khác nhau cách gieo vần từ ngữ theo các chủ đề như tình yêu đôi lứa, hát mừng ngày Xuân đi chảy hội, năm mới chúc nhau những điều tốt đẹp... 

Giọng điệu của câu Sli uyển chuyển mềm mại, ngọt ngào như tiếng suối trong trẻo vọng về từ xa xôi, có lúc lại mạnh mẽ, dữ dội như dòng thác đổ, có lúc lại như sự tỉ tê, giãi bày… qua cách luyến láy, giọng hát, giọng bè hòa quyện đi vào lòng người nghe. Có lẽ vì thế nên hát Sli không có nhạc cụ hay điệu múa đi kèm nhưng vẫn khiến người nghe say đắm, vương vấn không thôi.

Các nghệ nhân hát Sli ở thôn Bắc Hoa đang hát giao duyên
Các nghệ nhân hát Sli ở thôn Bắc Hoa đang hát giao duyên

Theo nghệ nhân Lăng Quốc Kỳ, ở thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, trước đây, làn điệu Sli được hát quanh năm, đặc biệt vào mùa Xuân, trai gái thường rủ nhau ra chợ hát trao duyên để tìm người yêu. Cuộc hát có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm, có khi, nhiều nhóm còn ngủ cả trong rừng, bờ suối để hát. Nhiều đôi trai gái đã thành vợ chồng sau những cuộc hát giao duyên ấy. 

Ngày nay, bà con dân tộc Nùng, xã Tân Sơn vẫn duy trì hát Sli vào các phiên chợ được tổ chức vào ngày 12 hằng tháng. Đặc sắc nhất là vào phiên chợ 12 tháng Giêng hằng năm, không gian chợ sẽ đắm chìm trong những câu Sli ngọt ngào, da diết. Trên các sườn đồi, cây cầu, bờ suối đều vang lên những âm hưởng của những câu Sli trong sắc áo chàm của những chàng trai, cô gái dân tộc Nùng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 6 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 11 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 15 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 15 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.