Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây nêu đón Tết của dân tộc Mường

Tấn Vịnh - 15:31, 21/01/2020

Khi hoa đào điểm tô sắc hồng, hoa mơ phủ màu trắng tinh khôi lên nền xanh cây lá là dấu hiệu của mùa Xuân mới đang về. Thời điểm này, mùa màng đã thu hoạch xong, đất được nghỉ ngơi chờ mùa gieo hạt mới, người Mường đang náo nức chuẩn bị Lễ lên nêu (trồng cây nêu) để đón Tết.

Đồng bào dân tộc Mường huyện Cao Phong (Hòa Bình) vui lễ hội Khai mùa Mường Thàng
Đồng bào dân tộc Mường huyệnCao Phong (Hòa Bình) vui lễ hội Khai mùa Mường Thàng

Truyền thống từ xa xưa để lại, đúng vào ngày 28 tháng Chạp hằng năm, nhà nhà trong bản Mường đều trồng cây nêu ở nơi trang trọng nhất trước ngôi nhà của mình. Đây là một phong tục lâu đời, mang đậm những giá trị văn hóa độc đáo, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn bó bền chặt với đời sống tín ngưỡng dân gian của người Mường.

Cây nêu là cây có họ hàng với loài tre, phải có thân thật thẳng, các lóng thật dài, tán ngọn phải tròn, bầu đất lúc đào lên phải còn nguyên vẹn thì khi trồng mới được tươi lâu. Cây nêu thẳng, cao 8m, ngọn còn nguyên vẹn lá được tỉa chọn hình cái lộng. Gốc còn nguyên bầu đất, chỉ thân cây là được tỉa sạch các cành. Khi cây nêu được đặt ngay ngắn trên giá. Thầy cúng đứng bên mâm lễ vật đọc lời khấn: “Cây nêu năm nay là cây nêu đẹp nhất, báo hiệu một năm có nhiều niềm vui, nhiều điều tốt. Lũ trai làng đã khôn đã lớn, con mắt tinh như chim ưng, chim cắt, đôi tay, đôi chân khỏe hơn cả voi rừng, chúng mày đã biết tìm, biết chọn cây nêu làm đẹp mường, đẹp bản”. 

Truyền thuyết của người Mường kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, cái ngày trời đất chưa có tên có tuổi, thời gian chưa có tháng có ngày, vũ trụ quay cuồng hỗn loạn rồi mẹ đất xuất hiện, đất rộng lớn mênh mông nhưng toàn thân tối tăm lạnh lẽo. Cho đến lúc cha trời xuất hiện, những tia nắng ấm áp của cha trời làm ấm nồng trái tim mẹ đất. Thế rồi vũ điệu trời đất giao hòa sinh sôi vạn vật bắt đầu. 

Trong khi sinh nở, mẹ đất đã phải co mình vượt cạn nên mặt đất ngày nay chỗ cao nhất thành núi, chỗ thấp hơn thành đồi, thành gò, nơi bằng phẳng là đồng bằng xuôi ra biển. Lúc đó mồ hôi và nước mắt của mẹ đất ồ ạt chảy thành sông, thành suối và đổ về nơi trũng. Cho nên biển hôm nay vẫn tháng ngày mặn mòi tình mẹ mà lên xuống nổi chìm thủy chung vây quanh lấy đất. 

Cũng từ buổi bình minh ấy của loài người, tổ tiên người Mường đã biết tựa vào thiên nhiên sống hòa hợp cùng thiên nhiên để tìm đất, tìm nước cấy trồng, gieo hạt, làm nên cái ăn, cái mặc. Biết tìm lửa làm cái bếp, tìm cái cột để dựng nhà, tìm rượu để vui buồn có bạn, tìm lời hay kết thành câu hát cho nên lứa nên đôi, nên mường nên bản. 

 Tiếng chiêng Mường vang lên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tiếng chiêng Mường vang lên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hay tin người Mường biết đoàn kết yêu thương, siêng năng chịu khó, biết yêu quý từ cành cây ngọn cỏ, con thú con chim nên lũ cây rừng rủ nhau về ở chen nhau kín núi kín đồi, lũ thú lũ chim cũng theo về ở đầy rừng đầy suối. Ghen tức con người, bọn quỷ bọn ma đã lén về phá hoại mùa màng, gây lũ lụt hạn hán liên miên khiến cái ác, cái khổ chất chồng cao hơn núi. 

Thương bản Mường chịu nhiều khổ cực, mệ vua – Woàng bà xuất hiện, tập hợp dân bản tìm cách đánh đuổi lũ quỷ lũ ma ác độc. Được mệ vua (Phật của người Mường) tiếp sức, đội quân tiến đến đâu tiếng cồng, tiếng chiêng dậy vang trời đất, lũ ma quỷ chạy trốn không dám quay đầu nhìn lại. Theo phép của mệ vua, dân Mường cắm cây nêu đánh dấu lãnh thổ để giữ đất, giữ Mường. Trên mỗi ngọn cây nêu đều treo áo của Phật bà, bóng chiếc áo tỏa đến đâu là đất của Phật dành cho loài người sinh sống. Từ đó, hằng năm cứ vào ngày 28 tháng Chạp người Mường lại làm Lễ lên nêu để ghi nhớ công ơn của mệ vua, xua đi cái xấu của năm cũ và đón cái tốt lành trong năm mới.

Khi xưa, dân bản phải tập trung lên nêu ở nhà Lang trước rồi mới được lên nêu ở nhà mình. Ngày nay bản Mường lên nêu tại Nhà Văn hóa để người già, trẻ nhỏ, con trai, con gái cùng vui. Già làng đứng bên gốc cây nêu cất cao giọng: “Hãy vít cần rượu thật cong/Hãy để tiếng cồng tiếng chiêng dậy vang sông núi/Mời bầu bạn bốn phương về đây dự hội /Cùng hát cùng say nghĩa nước tình Mường”. Khi già làng dứt lời, điệu múa pôôn pôông hòa cùng cồng chiêng trong nồng say đêm hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 19:42, 17/06/2025
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 18:35, 17/06/2025
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 18:33, 17/06/2025
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 18:33, 17/06/2025
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 18:31, 17/06/2025
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 18:29, 17/06/2025
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:28, 17/06/2025
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 18:15, 17/06/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 18:11, 17/06/2025
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 18:00, 17/06/2025
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.