Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ghi danh nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co (huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 17/11 đến 19/11/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Trong không gian tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa diễn ra Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng cả nước.
Sáng 23/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đã diễn ra buổi khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao trong khuôn khổ Ngày hội trình diễn cây Nêu. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm phát triển truyền thống đại đoàn kết các dân tộc và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.
Khi hoa đào điểm tô sắc hồng, hoa mơ phủ màu trắng tinh khôi lên nền xanh cây lá là dấu hiệu của mùa Xuân mới đang về. Thời điểm này, mùa màng đã thu hoạch xong, đất được nghỉ ngơi chờ mùa gieo hạt mới, người Mường đang náo nức chuẩn bị Lễ lên nêu (trồng cây nêu) để đón Tết.
Các dân tộc ít người cư trú ở vùng núi rừng Trường Sơn-Tây Nguyên đều có tục dựng cây nêu trong các lễ hội cộng đồng. Cây nêu kết nối giữa đất và trời, giúp cho con người giao cảm được với thần linh.
Trong đời sống tâm linh, người Thái đen ở Lai Châu luôn tin vào sự tồn tại của mường Then (mường Trời), nơi có Then và các vị thần cai quản đất, trời, mưa, nắng. Mỗi khi gặp bế tắc trong cuộc sống, dân bản thường tìm đến thầy mo Then, chỉ có ông mới có thể cầu xin Then giúp đỡ cho họ. Trong các nghi lễ liên quan đến mo Then, lễ hội Then Kin pang (tiếng Thái, có nghĩa là Then xuống trần chơi hội cây nêu) là lễ hội lớn nhất, thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của người Thái.
Trong các nghi lễ, lễ hội của đồng bào các DTTS tại Tây Nguyên, cây nêu chính là biểu tượng tâm linh kết nối giữa trời - đất, con người và thần linh. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có hình thức thể hiện cây nêu mang ý nghĩa riêng.