Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người nghệ nhân tâm huyết bảo tồn văn hóa dân tộc Mường

PV - 14:32, 04/06/2019

Từng là một nhà giáo, bà Đinh Thị Hiền (dân tộc Mường ở thôn Lặt, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) có một tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc Mường, nhất là việc giữ gìn tiếng nói dân tộc, sáng tác và tự dàn dựng lời cho cồng chiêng bằng chính tiếng Mường.

Bà Đinh Thị Hiền (người cầm micro) cùng CLB Hội Người cao tuổi xã Minh Quang tập luyện văn nghệ.

Để giữ gìn, bảo tồn và phát huy tiếng nói dân tộc, hằng ngày bà Hiền thường xuyên dùng tiếng Mường giao tiếp với làng xóm, bạn bè. Bà dạy cho con cháu mình học nói tiếng Mường từ khi mới bắt đầu tập nói. Những bữa cơm trong gia đình, mọi người đều sử dụng tiếng dân tộc để trò chuyện.

Ngay sau khi nghỉ hưu năm 2009, bà Hiền bắt đầu dành thời gian và tâm huyết cho việc sáng tác và dàn dựng lời cho chiêng và thơ bằng tiếng Mường, sau đó dịch ra bằng tiếng phổ thông. Sau 10 năm, bà đã có một “tài sản” là 20 bài hát cho chiêng và trên 100 bài thơ với nội dung và đề tài phong phú, đa dạng được xuất bản thành nhiều tập sách.

Hầu hết những lời hát, bài thơ được bà sáng tác có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc với những ca từ, lời thơ gần gũi, dễ nghe, dễ thuộc. Được người dân tại địa phương thường xuyên sử dụng để luyện tập, giao lưu trong các CLB nhằm phục vụ cho các phong trào, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng tại địa phương.

Những tác phẩm lời dành cho chiêng của bà Hiền có thể kể đến như: “Tiếng chiêng khai hội Tản Viên sơn thánh”; “Hát mừng giao lưu cựu giáo chức”; “Tiếng chiêng làng Lặt”;… tác phẩm thơ như: “Ca ngợi quê hương Minh Quang”; “Em là cô giáo Minh Quang”; “Mái trường tôi yêu”;…

Ngoài việc sáng tác và vận động mọi người sử dụng tiếng Mường trong giao tiếp, bà Hiền còn dạy hát lời gọi chiêng bằng tiếng Mường. Đến nay, đã có ít nhất 3 người hát thành thạo lời chiêng bằng tiếng Mường.

Bên cạnh đó, bà còn tích cực vận động các thành viên trong CLB có riêng cho mình bộ trang phục dân tộc Mường và mặc thường xuyên trong các buổi tập luyện, tham gia hội thi, lễ hội với mục đích dần khơi lại tình yêu văn hóa dân tộc cho đồng bào.

Trong các hội thi “Nói tiếng dân tộc Mường” do xã tổ chức, hoạt động nằm trong khuôn khổ của việc thực hiện Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa DTTS giai đoạn 2015-2020” của UBND huyện Ba Vì, bà Hiền luôn được mời làm Ban Giám khảo cho các hội thi.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang, chia sẻ: Bà Đinh Thị Hiền là một người có nhiều đóng góp lớn cho hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại địa phương. Bà Hiền luôn tâm huyết, nhiệt tình tham các phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

HOÀI DƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ dân, với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 2 giờ trước
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành công văn hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023. Theo đó, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng, các sở, ban, ngành liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bình đẳng giới trong năm 2023.
Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Xã hội - PV - 2 giờ trước
Các nước trên thế giới có những thủ tục đăng kiểm xe khác nhau, tùy thuộc vào quy định và tiêu chuẩn an toàn đường bộ của từng quốc gia.
Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Giáo dục dân tộc - Thuý Hồng - 3 giờ trước
Để mô hình trường nội trú phát triển, phát huy được chức năng, hiệu quả giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Nội dung thông tư mới được đánh giá sẽ khắc phục được những khó khăn bất cập về chế độ chính sách trong giai đoạn mới.
Tin trong ngày - 20/3/2023

Tin trong ngày - 20/3/2023

Media - BDT - 3 giờ trước
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát; Nhiều hoạt động ý nghĩa của UBDT tại Ngày hội hoa Sơn Tra năm 2023; Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại; cùng các tin tức thời sự khác. Sau đây là thông tin chi tiết.
Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Pháp luật - BĐT - 4 giờ trước
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không.
"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

Sau khi Quyết định 861 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt. Một trong những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế đó là mô hình "Lương thực cho em" được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì 2 năm nay. Mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ổn định trong thời gian vừa qua.

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững cho thanh niên DTTS

Nghề nghiệp - Việc làm - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Theo số liệu thống kê của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay tỉnh Lào Cai có hơn 70% lao động là người DTTS tập trung ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề gắn với thực tế vùng miền và việc làm, chính là chìa khóa cho công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Diệp Chi - 4 giờ trước
Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ dân, với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.
Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Pháp luật - Lê Hường - 4 giờ trước
Định kỳ hằng quý, chính quyền, Nhân dân các dân tộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tuần tra biên cương, mốc giới. Đây là một trong những hoạt động phối hợp thiết thực, thường xuyên giữa quân và dân nơi biên giới nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Quốc gia.
Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - L.Phương - 4 giờ trước
Tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 100.000 người, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Pháp luật - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Gia Lai, trong tổng số vụ tai nạn giao thông (TNGT) trong thời gian qua có tới 70% số vụ liên quan đến độ tuổi trẻ em là người DTTS. Trước diễn biến phức tạp về trật tự ATGT, Ban ATGT tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành lái xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống.