Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc ở Vĩnh Phúc

Hoàng Quý - 10:34, 17/12/2019

Vĩnh Phúc là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, với 40 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có một phong tục, tập quán riêng, tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Chính vì thế, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được chính quyền và Nhân dân quan tâm.

Nghệ nhân Phùng Thế Vị (đầu tiên bên trái) người có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Dao
Nghệ nhân Phùng Thế Vị (đầu tiên bên trái) người có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Dao

Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay tỷ lệ người dân tộc Sán Dìu biết và thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp chỉ chiếm 61%; đồng bào Cao Lan chiếm 60% và dân tộc Dao chiếm 57%. Về chữ viết, chỉ có 0,87% người dân tộc Sán Dìu biết và thường xuyên sử dụng chữ viết của dân tộc mình. Người Dao là 1,6% và Cao Lan là 2,8%. Hiện, chỉ còn gần 2% số người DTTS biết và biểu diễn được các loại hình nghệ thuật dân gian như hát Sình ca, Soọng cô... trong số đó, chủ yếu là người cao tuổi.

Ông Phùng Thế Vị (Nghệ nhân người Dao) ở xã Lãng Công, huyện Sông Lô chia sẻ, một số giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đã thay đổi khá nhiều, bởi các yếu tố văn hóa du nhập. Ví dụ như, nhà của các dân tộc Dao đã có sự thay đổi so với truyền thống, đa phần là nhà xây. Người Dao ở Sông Lô có tiếng nói và chữ viết riêng, tuy nhiên việc dạy, học tiếng nói và chữ viết riêng của dân tộc chủ yếu dưới hình thức truyền miệng, chứ không tổ chức thành trường lớp.

Thời gian qua, nhận thấy nguy cơ mai một về bản sắc văn hóa, đồng bào DTTS đã tích cực tham gia bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS. Như ông Phùng Thế Vị đã mở các lớp dạy tiếng Dao cho thế hệ trẻ, là người tích cực khôi phục những hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn, các lễ hội truyền thống…

Hay như Nghệ nhân Lê Đại Năm (dân tộc Sán Dìu) ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo đã sưu tầm, biên dịch hàng trăm bài hát Soọng cô cổ; Đồng thời, sáng tác nhiều bài hát Soọng cô lời mới như những bài hát giao duyên, bài hát về lao động sản xuất, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Năm 2010, ông Năm đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ Tiếng hát Soọng cô Chợ Tình, xã Đạo Trù với 35 hội viên. Nhờ đó, đến nay, ở một số địa phương trên địa bàn huyện Tam Đảo, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên, đồng bào dân tộc Sán Dìu đã thành lập và phát triển nhiều CLB Soọng cô nhằm lưu giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc.

Các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS cần được quan tâm bảo tồn và phát triển
Các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS cần được quan tâm bảo tồn và phát triển

Để bảo tồn và phát triển văn hóa, cần sự vào cuộc đồng bộ của cả người dân và chính quyền, vì thế thời gian qua, Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm tới việc khôi phục, bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS. Tiếp tục thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020”, hướng đến tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới; gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa và tổ chức các hoạt động văn hóa được địa phương quan tâm, như lễ hội Tây Thiên (Tam Đảo), lễ hội Cướp Phết (Bàn Giản), Lễ hội Xuống đồng (Quang Yên)… Các làn điệu dân ca, dân vũ: hát Ca Trù, Trống Quân (Đức Bác), Soọng cô (dân tộc Sán Dìu)... góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS.

Theo ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS. Hoàn thiện xây dựng hệ thống văn hóa cơ sở gắn với di tích lịch sử của từng vùng, từng địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Tin nổi bật trang chủ
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 2 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.