Đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Yên có một nền văn hóa phong phú và đa dạng với các lễ hội, sử thi, không gian văn hóa cồng chiêng… Trong đó, không thể không nói đến nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Ê-đê. Hiện nay các cơ quan chuyên ngành tỉnh Phú Yên đang nỗ lực xây dựng làng nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn giá trị văn hóa, tạo việc làm cho người dân.
Trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, khác với thực trạng một số nghề truyền thống không còn được người dân mặn mà thì ở xã Tả Phìn (Sìn Hồ, Lai Châu)-nơi có đông đồng bào Dao sinh sống, vẫn có những người nhiều năm nay quyết “giữ lửa” nghề chạm bạc truyền thống.
Sáng 24/2, tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam- Đồng Mô, Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến dự hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất và chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam và tham dự Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Mậu Tuất 2018.
Hát giao duyên là tục hát ứng đối giữa nam và nữ của dân tộc Dao quần chẹt ở thôn Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc). Để hiểu rõ hơn về làn điệu này, chúng tôi đã tìm đến nhà nghệ nhân Phùng Thế Vị nghe ông chia sẻ về những cái hay, cái đẹp của hát giao duyên.
Sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhiều lễ hội lớn ở miền Bắc như Lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), Hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)… đã chính thức khai hội. Năm nay, nhờ sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, các lễ hội đã bớt những hình ảnh tiêu cực, dần trở lại các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiên, ở một số lễ hội vẫn rơi rớt những hình ảnh phản cảm cần được chấn chỉnh ngay.
Sáng 24/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ VHTT&DL tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Mậu Tuất 2018. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự và chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong ngày 25/2 đã diễn ra lễ trao bằng công nhận Lễ hội Trò Chiềng ở Thanh Hóa và Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh (huyện Ba Vì, Hà Nội) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
"Không nên đến chùa cúng sao" là chia sẻ của Thượng tọa Thích Nhật Từ (Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế - GHPGVN), Phó Viện trưởng Học viện PGVN.
Múa bóng rỗi (còn được gọi là múa bóng) là một loại hình nghệ thuật múa hát nghi lễ dân gian độc đáo, thường được tổ chức vào các dịp lễ hội tại các đền, miếu Nam bộ.
Đối với người Raglai, hạt cơm lúa rẫy không chỉ nuôi sống lớp lớp thế hệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Raglai. Chính vì thế cho đến ngày nay, lúa rẫy vẫn được xem là cây trồng chủ lực của người dân các xã vùng cao, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa).
Nằm dưới chân dãy núi Voi hùng vĩ, làng Đarahoa hay còn gọi làng Gà, thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, là một trong những ngôi làng “nổi tiếng” ở Lâm Đồng. Nơi đây còn rất nhiều các mế, các chị miệt mài bên khung cửi dệt nên những bức thổ cẩm rực rỡ sắc màu, thu hút nhiều khách du lịch, góp phần tạo nên những mùa Xuân cho làng.
Bước sang Xuân mới, khắp mọi vùng miền của đất nước Việt Nam đã chính thức bước vào mùa lễ hội. Bắt đầu từ mùng 2 Tết Nguyên đán, một số địa phương trên cả nước nổi trống khai hội với các nghi lễ linh thiêng, trang trọng và phần hội phong phú, sôi nổi, mang đến nhiều niềm hứng khởi cho nhân dân và du khách gần xa.
Sau buổi tối nghỉ ngơi ở nhà trọ của một chủ đò tại phường Bạch Hạc (TP. Việt Trì, Phú Thọ), trong cái lạnh thấu xương của những ngày giáp Tết Nguyên đán, chúng tôi hòa vào dòng người cùng với can to, can nhỏ lỉnh kỉnh xuống đò để đi lấy nước thiêng tại nơi sông Hồng, sông Đà và sông Lô hợp thủy. Người dân nơi đây quan niệm, đây là nguồn nước tạo liên kết âm - dương, có thể “tẩy rửa bụi trần”...
Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo, đa dạng của cộng đồng các DTTS Việt Nam lại được dịp qua các lễ hội, lễ nghi sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Tuy nhiên, vẫn còn đó hiện hữu những nỗi lo về sự mai một vốn quý văn hóa cổ truyền của không ít các dân tộc...
Giữa những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, khi hoa đào, hoa mai đua nhau khoe sắc, chúng tôi tìm đến nhà Nghệ nhân ưu tú Lương Thị Đại (sinh năm 1945), người con dân tộc Thái tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên (Điện Biên). Người đã dành cả cuộc đời mình để đi sưu tầm chữ Thái cổ và những nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào dân tộc Thái. Bà là nghệ nhân đầu tiên của tỉnh Điện Biên được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Để phát huy giá trị của Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), gần 2 năm nay, các thành viên thuộc 11 cộng đồng các dân tộc đã tình nguyện “thường trú” để tham gia các hoạt động hằng ngày. Nhờ đó, “Ngôi nhà chung”đã hình thành nên các Làng: Tày, Mường, Thái, Dao, Mông, Khơ-mú, Ê-đê, Cơ-tu, Tà Ôi, Raglai, Khmer.
Ngày xưa, một cộng đồng người Châu Mạ (dân tộc Mạ) lập làng, sinh sống phồn thịnh trên đỉnh núi Đăng N’Jriêng ở xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Sau này bà con đã xuống núi sinh sống, thành lập bon mới. Nhưng vẫn còn một số hộ bám trụ làng cũ giữ gìn những nếp nhà sàn truyền thống và xem đó như báu vật.
Nhiều đời nay, trong các bản làng của người Ê-đê lưu truyền một nghi lễ hết sức độc đáo và nhân văn. Đó là nghi lễ Kết nghĩa.
Nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, mang đến cho du khách những giá trị tiêu biểu trong sinh hoạt Tết cổ truyền của dân tộc, từ ngày 2/2 đến hết ngày 4/3/2018, Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức “Tết Việt” với nhiều hoạt động hướng về cội nguồn. Đây cũng là một trong rất nhiều hoạt động của Ban Tổ chức nhằm hướng tới chủ đề mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới.
Đồng bào Vân Kiều quan niệm, lấy vợ, làm nhà là những việc lớn của đời người. Tìm được miếng đất vừa lòng thần linh, hợp ý gia chủ rồi dựng lên một ngôi nhà sàn để ở là ước vọng lớn lao nhất của đồng bào. Vì vậy, nghi lễ vào nhà mới cũng là một trong những nghi lễ thiêng liêng của người Vân Kiều.