Không phải là người con của đồng bào dân tộc Thái nhưng thầy giáo Lê Thanh Tùng luôn say mê tìm hiểu, sưu tầm các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái Mường Lò-Nghĩa Lộ, để truyền bá, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Thái ở Yên Bái.
Vừa đưa chiếc đục chỉnh lại những chi tiết trên bức tượng, với tên gọi “kết hôn”, Đinh Plih, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai cho biết: Trước đây, khi anh còn nhỏ vẫn thường theo chân cha mình đi tạc tượng gỗ ở khắp các nơi trong dịp bỏ mả của người Ba-na. Đối với họ, nhà mồ đẹp phải được trang trí kỳ công kèm theo nhiều tượng gỗ dựng ở bốn góc, chung quanh hàng rào, hai bên cửa ra vào.
Đó là tên chủ đề của Triển lãm tranh Hàng Trống được thực hiện bởi nhóm S River, do nhà thiết kế Trịnh Thu Trang (giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) sáng lập đầu năm 2017, với mong muốn đưa dòng tranh dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa đất kinh kỳ xưa quay trở lại với công chúng. Bên cạnh việc trưng bày, nhóm S River còn giới thiệu đến công chúng những sáng tạo trong việc đưa họa tiết từ tranh Hàng Trống vào ứng dụng đời sống. Triển lãm diễn ra từ ngày 10- 25/1/2018, tại Nhà sách Cá Chép (Hà Nội).
Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương, Trưởng đoàn Nghệ thuật Rô băm Ba Sak Bưng Chông cho biết, chị đưa các diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Rô băm ra Hà Nội tham gia biểu diễn các trích đoạn rô băm hằng ngày tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam từ tháng 4/2016 đến nay. Khi xem các diễn viên của Đoàn biểu diễn, khán giả Thủ đô và du khách rất thích thú, say mê. Tuy nhiên, khi nói về việc bảo tồn nghệ thuật rô băm, Nghệ nhân Lâm Thị Hương lại đau đáu, trăn trở…
Hiện nay, không ít dân tộc đang bị mai một bản sắc văn hóa, nhưng dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta vẫn bảo tồn, phát huy khá tốt bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những di sản văn hóa được đồng bào Mông gìn giữ, phát triển, tạo thành sản phẩm du lịch đó là vải lanh (vải thổ cẩm) được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Đâm đuống là tục lệ có từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc Mường, Hòa Bình và huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Theo tiếng Mường, đâm đuống còn gọi là “chàm đuống”, chàm là đâm từ trên xuống, đuống là máng gỗ để giã lúa… Trong khuôn khổ Chương trình “Hương sắc vùng cao” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, lần đầu tiên nhóm nghệ nhân người Mường tỉnh Hòa Bình đã tái hiện lại tục đâm đuống của dân tộc mình.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với nền văn hóa mang đậm dấu ấn bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm, đến nay vẫn được duy trì. Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện trên cả nước ta có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm gần 90%, số còn lại là các lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, lễ hội mới du nhập từ nước ngoài vào...
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 166/701 làng Mường còn bảo lưu nhiều loại hình văn hoá phi vật thể, trong đó có 35 làng đang, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc .
Đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước luôn coi việc làm đẹp là điều không thể thiếu trong đời sống, nhất là vào những ngày lễ truyền thống của dân tộc mình. Việc làm đẹp của người S’Tiêng xưa khá cầu kỳ, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật và đặc trưng văn hóa của người S’Tiêng.
Đến hẹn lại lên, vào ngày 14 và rằm, tháng Khe Pholkun (theo đại lịch Khmer), người dân xứ biển Vĩnh Châu, TX. Vĩnh Châu, Sóc Trăng lại nhộn nhịp với Lễ hội Chrôy Rum Chêk (Lễ hội Cúng Phước biển) truyền thống diễn ra trong hai ngày hai đêm.
Vài năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu thăm quan trải nghiệm du lịch cộng đồng ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế, nhiều bản làng, hộ gia đình người DTTS ở vùng cao đã mở dịch vụ lưu trú (homestay) tại nhà.
Ở tuổi 60 nhưng nghệ nhân A Thút, dân tộc Ba-na, làng Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn tráng kiện, nhanh nhẹn và không ngừng nghỉ trong các hoạt động nhằm gìn giữ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đồng bào Si La tỉnh Lai Châu có nghi lễ cúng bản được tổ chức thường niên 7 năm một lần.
Để kịp thời bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống phi vật thể cho các DTTS dưới 5.000 người, từ năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho các dân tộc Lô Lô (Cao Bằng), Bố Y (Lào Cai), Chứt (Quảng Bình), Si La (Lai Châu), La Ha (Sơn La).
Sinh ra và lớn lên trên miền cao nguyên huyền thoại, tiếng cồng chiêng đã trở thành một phần cuộc sống của nghệ nhân Y Thim Byă, sống ở buôn Ea Bông, xã Cư Ea Buar, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk).
Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Ma Văn Đức (dân tộc Tày) là một trong những nghệ nhân đã có hơn 30 năm sưu tầm, nghiên cứu, dịch nghĩa, viết sách về các cung then cổ, hát quan làng, hát cọi, hát phong slư của dân tộc Tày ở Tuyên Quang.
Đồng bào Mường ở cả 4 vùng: Mường Bi, Vang, Thàng, Động (tỉnh Hòa Bình) có một lễ hội lớn trong những ngày đầu Xuân năm mới, đó là Lễ hội Khai hạ.
Trong quan niệm của đồng bào Tà Rẻ (một nhánh dân tộc Xơ Đăng) ở Kon Tum, nhà rông là không gian linh thiêng nhất buôn làng, nơi thần linh trú ngụ mà nếu không có nhà rông thì không thể gọi là làng được. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, gian khổ đến mấy đồng bào Tà Rẻ cũng phải dựng được nhà rông làm nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội của buôn làng, nơi neo giữ hồn làng.
Với cảnh quan thiên nhiên phong phú, môi trường khí hậu trong lành, mát mẻ cùng những món ăn dân tộc đặc sắc, Mộc Châu (Sơn La) là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc. Đặc biệt ta không thể bỏ qua mùa hoa mận bắt đầu từ cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch hằng năm.
Bắt đầu từ tháng 12 âm lịch, cả làng Đại Hoàng xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam (vốn quen được gọi với tên làng Vũ Đại) đã bắt đầu kho cá để bán Tết.