Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn văn hóa truyền thống ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): Hiệu quả chưa được như mong đợi

PV - 10:27, 17/06/2019

Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có 15 thành phần DTTS sinh sống, chiếm gần 74% dân số của huyện. Thời gian qua, huyện Khánh Vĩnh đã có nhiều việc làm cụ thể nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trong tỉnh. Tuy nhiên, kết quả mang lại vẫn chưa như mong đợi.

Mã la là một trong những nhạc cụ độc đáo của đồng bào dân tộc Raglai ở Khánh Vĩnh cần được gìn giữ. Mã la là một trong những nhạc cụ độc đáo của đồng bào dân tộc Raglai ở Khánh Vĩnh cần được gìn giữ.

Hiệu quả bảo tồn chưa cao

Huyện Khánh Vĩnh có nhiều thành phần DTTS sinh sống đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể mang đậm nét đặc trưng như lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới, lễ hội tung còn…, cùng với các loại nhạc cụ dân tộc như mã la, đinh năm, đinh chót, chapi…; những làn điệu dân ca Raglai, then của dân tộc Tày…

Điều đáng tiếc là những giá trị văn hóa đó đang ngày càng mai một. Các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống của dân tộc Raglai dù đã được triển khai nhiều nhưng vẫn chưa thể hiện được tính chất đột phá, quyết liệt cả trong chủ trương lẫn hành động.

Từ năm 2016 đến nay, UBND huyện Khánh Vĩnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc quản lý, tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, những văn bản, kế hoạch, quyết định đó chỉ trong giới hạn ở những hội thi, liên hoan, giao lưu văn hóa, còn những chỉ đạo mang tính định hướng chiến lược về vấn đề này vẫn chưa cụ thể.

Ông Mấu Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho biết, những năm qua, huyện đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống dân tộc. Các hội diễn nghệ thuật quần chúng, liên hoan giọng hát hay, hội thi tuyên truyền di sản văn hóa, giao lưu các làng văn hóa… luôn có sự khuyến khích các đơn vị, cá nhân tham gia, thể hiện những tiết mục mang màu sắc văn hóa truyền thống.

Địa phương cũng mở nhiều lớp dạy tiếng nói, chữ viết Raglai cho hàng trăm lượt cán bộ, công chức, giáo viên. Nhiều nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa truyền thống còn mang tính dàn trải, chưa chuyên sâu. Tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào phần nào bị pha tạp. Một số lễ hội mang tính cộng đồng ít được đồng bào quan tâm tổ chức. Trang phục truyền thống của đồng bào cũng chỉ xuất hiện vào những ngày lễ hội.

Đưa văn hóa dân tộc vào trường học là một giải pháp bảo tồn hiệu quả. Đưa văn hóa dân tộc vào trường học là một giải pháp bảo tồn hiệu quả.

Giải pháp khắc phục

Trước nguy cơ mai một văn hóa truyền thống trên địa bàn Khánh Vĩnh, Ban Dân tộc (Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa) đã có nhiều đợt khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa nhằm đề ra giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa nêu ý kiến: Hiện nay, Khánh Vĩnh vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian trong đời sống xã hội. Những tác phẩm có giá trị về văn hóa truyền thống để tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn công chúng vẫn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền cũng đang cầm chừng với hình thức và nội dung vẫn còn chung chung. Thời lượng, mật độ tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu hình ảnh, hiện vật, dụng cụ sinh hoạt truyền thống của đồng bào các dân tộc chỉ diễn ra với tần suất thấp. Một số cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn đã đưa các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Raglai vào phục vụ du khách, nhưng việc làm này vẫn mang tính tự phát, manh mún, quy mô nhỏ lẻ nên chưa tạo được điểm nhấn.

Về những giải pháp bảo tồn văn hóa, ông Mấu Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh đề xuất: Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn văn hóa truyền thống với việc phát triển du lịch. Các cấp, ngành cần tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác văn hóa dân gian để phát triển du lịch.

Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS; có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các nghệ nhân văn hóa bởi hiện nay, phần lớn các nghệ nhân đều đã cao tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn; cần bố trí đúng và đủ số lượng cán bộ làm công tác văn hóa ở cấp huyện, cấp xã để có thể đảm đương hiệu quả nhiệm vụ; đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong các trường học để học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình.

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyến tham quan Kon Tum của các nghệ nhân dân tộc thiểu số Quảng Ngãi cách đây chưa lâu không chỉ mở ra góc nhìn mới về bảo tồn văn hóa mà còn khơi dậy tinh thần học hỏi, kết nối cộng đồng. Niềm vui trước thông tin sáp nhập tỉnh càng tiếp thêm động lực để người dân hai bên xích lại gần nhau hơn. Một làn gió mới đang thổi vào vùng cao, từ văn hóa đến du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, để không ai bị bỏ lại phía sau trong thụ hưởng Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các bộ, ngành Trung ương đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, cùng với sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Phóng sự - Lê Hường - 37 phút trước
Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng là với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung: Góp sức giữ nghề truyền thống (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS, ở các bản làng vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai tổ chức, thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa các DTTS. Theo đó, những năm qua, trong nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực, nhiều Người có uy tín ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã góp sức giữ gìn và phát huy nghề truyền thống để nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tốt đẹp của đồng bào DTTS luôn "sống" mãi với thời gian.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung : "Hạt nhân’" kinh tế giữa bản, làng (Bài 1)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Không chỉ thể hiện vai trò trách nhiệm là cầu nối tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng, những năm qua lực lượng Người có uy tín khắp cả nước đã góp sức thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, nhất là đi đầu trong phát triển kinh tế. Nếu có dịp đến với vùng Tây Duyên hải miền Trung, sẽ không khó để bắt gặp những tấm gương Người có uy tín điển hình, đi đầu trong lao động sản xuất, góp phần làm khởi sắc những miền đất khó.
Phụ nữ trong

Phụ nữ trong "kỷ nguyên mới": Phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ bên cạnh sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thì việc phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ cần tiếp tục đẩy mạnh, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng(TPCN) trong khám, chữa bệnh.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẳng định ý nghĩa Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Khẳng định ý nghĩa Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Tin tức - Tào Đạt - 23:41, 20/04/2025
Ngày 20/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam". Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Thời sự - Tào Đạt - 23:32, 20/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ – Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam tới cảng Hòn Khoai

Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ – Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam tới cảng Hòn Khoai

Thời sự - PV - 19:30, 20/04/2025
Chiều 20/4, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ Dự án này và khẩn trương triển khai Dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 17:59, 20/04/2025
Một trong những thành quả quan trọng, mang tính nền tảng và bền vững nhất của quá trình triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi chính là sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ là người DTTS. Đây không chỉ là kết quả của quá trình hỗ trợ về vật chất, mà còn là thành tựu của một tầm nhìn chiến lược lâu dài về trao quyền, tạo cơ hội và bồi dưỡng năng lực cho chính con em trong cộng đồng.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 17:53, 20/04/2025
Việc ưu tiên mạnh mẽ cho giáo dục và y tế trong khuôn khổ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bao DTTS không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS, mà còn là chiến lược phát triển con người toàn diện. Điều này nhằm tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự tiến bộ, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng DTTS.