Trong lễ cưới của người Mông (Nghệ An), ông chủ hôn lễ được gọi là mè công có vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo tiêu chuẩn làm mè công, người đàn ông đó phải giỏi ăn nói, đối đáp, có nhiều kinh nghiệm xử lý các điều khúc mắc do nhà gái nêu ra và có một gia đình hạnh phúc.
Do điều kiện địa lý xa xôi nên trước đây tôi không có nhiều dịp đến Hà Nội. Những năm gần đây, được Đảng và Nhà nước quan tâm đến chính sách bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số, vì thế tôi có dịp được về Thủ đô biểu diễn dân ca của dân tộc Mảng tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dù vẫn đang trong danh sách đề nghị Nhà nước công nhận danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” nhưng từ lâu đồng bào dân tộc Nùng trong khu vực đã tôn xưng ông Mạc Văn Đậu (58 tuổi) Chủ nhiệm CLB Hát dân ca dân tộc Nùng thôn Quán Cà, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là “nghệ nhân” của bản, làng.
Khi nhắc tới đàn Tính tẩu trên mảnh đất Điện Biên anh hùng không thể không nhắc tới nghệ nhân Mào Văn Ết, người có thâm niên chế tác đàn Tính tẩu giỏi có tiếng ở vùng Tây Bắc.
Với mong muốn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, nhiều nghệ nhân người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang từng ngày nỗ lực truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Mới đây, Công ty cổ phần BAGICO phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Thông tin, Huyện đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên (Bắc Giang) khai giảng lớp học “Em yêu làn điệu dân ca quan họ”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ trại hè BAGICO lần thứ X năm 2018.
Năm 2018, An Giang Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2018)-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người con ưu tú của quê hương An Giang. Dịp này, sẽ có nhiều hoạt động chào mừng gắn với sự phát triển du lịch vùng Bảy Núi. An Giang cũng là nơi hội tựu nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer với những nét văn hóa rất phong phú và đa dạng.
Gùi là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của người Cơ-tu. Các loại dụng cụ như zoọng, tà léc, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông , lâm, sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa, bao đời của đồng bào.
Với đồng bào Khmer, chiếc ghe ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh. Ghe ngo được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sức mạnh phum sóc.
Nghệ nhân Mã Trung Trực, dân tộc Tày ở bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sinh ra trong một gia đình có ông bà, bố mẹ đều hát Then, đàn Tính.
Đã có một thời, vào những đêm trăng thanh gió mát, đình làng Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) lại vang lên rộn rã tiếng trống chầu, tiếng kèn và những câu hát tuồng vừa hùng tráng, mạnh mẽ, dứt khoát, nhưng cũng thấm đẫm chất bi ai. Nhưng đã qua rồi cái thời “vàng son” của tuồng làng Dương Cốc danh bất hư truyền.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường tại xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), năm 2016, CLB hát sắc bùa Kỳ Phú ra đời.
Thiếu mặt bằng để xây dựng nhà văn hóa thôn, bản là một thực trạng chưa có giải pháp tháo gỡ ở một số địa phương thuộc tỉnh Hà Giang.
Là Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm qua ông Trần Văn Thịnh là người luôn tâm huyết, gắn bó với công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển chữ Nôm Dao.
Trong đời sống của người Chăm thể hiện nhiều yếu tố tín ngưỡng phồn thực. Từ tục thờ sinh thực khí, trong kiến trúc, điêu khắc, trang phục… Lễ Ri chà nư cành là một ví dụ về tín ngưỡng này.
Từ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những nghệ nhân ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định như Vân Canh, Vĩnh Thạnh đã truyền đam mê văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ bằng cách kết hợp vừa biểu diễn và truyền dạy nhằm duy trì, phát triển đội ngũ kế cận.
Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể đang được cấp ủy, chính quyền, cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên thực hiện đồng bộ với quyết tâm cao.
Thôn Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (Yên Sơn, Tuyên Quang) đa phần là đồng bào Mông sinh sống. Vì vậy, những phong tục, bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây vẫn được giữ gìn và phát triển, trong đó có tiếng khèn là đặc trưng của người con trai Mông.
Sau giờ lên nương rẫy, những đôi tay chai sạn của những người phụ nữ Cơ-tu miền núi Đông Giang (Quảng Nam) lại thoăn thoắt, nhịp nhàng trên khung dệt thổ cẩm, cùng với chính quyền địa phương, họ đang ngày đêm “giữ lửa” nghề truyền thống.
Câu lạc bộ hát Then Hương rừng Hà Nội được thành lập ngày 01/8/2017 tại Quyết định số 61/QĐ-VHDT của Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam. Với mong muốn những người con các dân tộc Tày, Nùng dù xa quê hương vẫn gìn giữ được tiếng hát mang hồn cốt văn hóa dân tộc. Bằng tâm huyết của các thành viên, đến nay CLB hát Then Hương rừng đã chính thức trở thành một chủ thể văn hóa đại diện cho cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Thái tại Hà Nội.