Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều

PV - 18:36, 23/05/2019

Là một nghề truyền thống của đồng bào thiểu số Pa Cô, Vân Kiều sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây. Đã có thời điểm, nghề bị mai một theo năm tháng, khi giới trẻ chạy theo xu hướng thời trang với những bộ trang phục hiện đại, người già không mặn mà khi sản phẩm dệt ra không có người mua. Hiện nay, mọi chuyện đã thay đổi khi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của huyện ngày càng nổi tiếng, được mọi người biết đến bởi nét độc đáo riêng. Điều này có được là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén và sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành, chính quyền địa phương…

 Phụ nữ Pa Cô dệt vải thổ cẩm trong những ngày nông nhàn. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN Phụ nữ Pa Cô dệt vải thổ cẩm trong những ngày nông nhàn. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Giữ hồn của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều

Xã A Bung, huyện Đakrông được biết đến như "cái nôi" của ngành dệt truyền thống của đồng bào 

Pa Cô. Vào những năm trước, những khung cửi bị mạng nhện phủ đầy. Giờ đây, khung cảnh ấy được thay thế bằng hình ảnh của các chị, các mẹ đang trò chuyện, những cánh tay thoăn thoắt bên những khung dệt. Những tấm vải thổ cẩm đầy màu sắc được dệt nên bằng sự cần mẫn, chăm chỉ của các mẹ, các chị, góp phần giữ gìn bản sắc riêng của người Pa Cô-Vân Kiều được truyền lại từ bao thế hệ cha ông.

Bà Đoàn Thị Nga (50 tuổi), xã A Bung chia sẻ, từ xa xưa, ký ức những bé gái người Pa Cô đã gắn liền với tiếng lách cách của khung cửi và những cuộn chỉ đầy sắc màu. Người con gái Pa Cô trước khi lấy chồng phải tự tay dệt được những tấm vải đẹp mới được đánh giá là người con gái giỏi giang. Đặc biệt, bộ váy cưới chính là kết tinh cao nhất khi người con gái Pa Cô gửi gắm tất cả tình yêu và sự hy vọng về một tương lai tốt đẹp. Chính vì vậy, nghề dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là dệt ra những mảnh vải đẹp để dùng trong cuộc sống và sinh hoạt, nó còn chứa đựng cả linh hồn của người Pa Cô từ bao đời gửi gắm vào đó.

Nhiều thế hệ phụ nữ Pa Cô dệt vải thổ cẩm . Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN Nhiều thế hệ phụ nữ Pa Cô dệt vải thổ cẩm . Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Để dệt nên một tấm vải đẹp, các chị, các mẹ phải mất từ 3-5 ngày, rồi phải mất thêm 2-3 ngày cắt may mới hoàn thiện được nên một bộ trang phục như ý. Mỗi tấm vải là kết quả của sự chắt chiu biết bao mồ hôi, công sức và tình cảm của người làm ra nó. Trang phục truyền thống người Pa Cô, Vân Kiều thể hiện sự chất phác, hồn nhiên, bình dị với núi sông như chính bản chất hiền hòa, đáng yêu của những con người sống trên dãy Trường Sơn. Trang phục của người đàn ông có màu sắc sặc sỡ, nhiều hoa văn. Trang phục của người phụ nữ lại có màu đen và được tô điểm bởi những hoa văn điểm xuyết nhẹ nhàng. Đồng bào Pa Cô, Vân Kiều quan niệm rằng, mỗi bộ trang phục đều mang trên mình ý nghĩa và sinh mệnh riêng thể hiện điều mà người mặc muốn nói. Đó là sự e ấp, thẹn thùng của cô gái đang tuổi thanh xuân muốn chọn chồng, kén rể; là của người phụ nữ địu con lên rẫy, làm nương; của chàng trai trẻ khoác trên người rực rỡ trong mùa lễ hội, hay những tối hẹn hò dưới trăng với tục đi sim; cũng có thể là của những cụ ông, cụ bà đang ngồi bên hũ rượu cần lắc lư theo điệu nhạc của tiếng đàn Ta Lư, hay điệu dân ca Cha Chấp, A Dên, Tà Oải… trong những ngày hội làng. Những bộ trang phục ấy luôn có mặt trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời mỗi người Pa Cô, Vân Kiều và theo họ suốt cuộc đời.

Tổ sản xuất dệt vải thổ cẩm tại xã A Bung. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN Tổ sản xuất dệt vải thổ cẩm tại xã A Bung. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Chị Kăn Mèo, thôn Ti Nê, xã A Bung tâm sự: "Mấy năm trước, những khung cửi bị gác lên chái bếp bởi không tìm được đầu ra cho những tấm vải dệt kỳ công. Chúng tôi đã rất buồn và cứ nghĩ rằng sau này có lẽ sẽ không còn thấy thế hệ trẻ mang trên người những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình nữa. Rất may, được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, nghề dệt truyền thống của đồng bào được khôi phục, phát triển. Nhờ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cha ông để lại, chúng tôi không chỉ tạo ra được thu nhập cho gia đình mà còn thỏa mãn đam mê và gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ sau. Chị mong rằng, thời gian tới, nghề dệt thổ cẩm truyền thống sẽ được cấp trên quan tâm, tạo điều kiện quảng bá hơn nữa để nghề ngày càng phát triển...".

Phát triển nghề dệt truyền thống

Trong Lễ hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Đakrông vừa được tổ chức, các gian hàng trưng bày nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều đã thu hút đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng, mua sắm. Hiện nay, những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống ngày càng xuất hiện nhiều trong các hội chợ khắp nơi không chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, còn xuất hiện cả trong và ngoài nước. Thành công trên có được chính là sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương.

Huyện Đakrông hiện có 3 xã chuyên dệt nghề thổ cẩm, trong đó, hai xã chuyên dệt trang phục truyền thống người Pa Cô và một xã chuyên dệt trang phục truyền thống người đồng bào Vân Kiều. Xã A Bung là địa phương có nghề dệt thổ cẩm phát triển nhất huyện. Xã đã tập hợp, thành lập được 4 tổ sản xuất chuyên dệt vải thổ cẩm của người Pa Cô với sự tham gia của 25 phụ nữ ở các thôn Cu Tài 1, Cu Tài 2 và Ti Nê… Đặc biệt, tại Đại hội Đảng bộ xã A Bung nhiệm kỳ 2015-2020, nghề dệt thổ cẩm đã được đề cập trong Nghị quyết với quyết tâm giữ gìn, phát huy nghề truyền thống. Từ năm 2018, toàn bộ công chức xã A Bung đã may đồng phục thổ cẩm để mặc vào mỗi ngày thứ 2 đầu tuần trong giờ hành chính và các dịp Lễ, Tết. Nam giới mang áo, phụ nữ mang áo, váy dài. Cách làm này đã góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy ngành dệt truyền thống phát triển…

Những tấm vải dệt thổ cẩm truyền thống với hoa văn độc đáo. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN Những tấm vải dệt thổ cẩm truyền thống với hoa văn độc đáo.
Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Ông Hồ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã A Bung cho biết: Từ khi khôi phục, phát triển ngành dệt truyền thống của đồng bào, bà con rất phấn khởi khi những bộ trang phục truyền thống không chỉ nằm trong phạm vi của xã, còn ngày càng vươn xa được mọi người biết đến. Xã đang tiếp tục tuyên truyền, động viên, khuyến khích các cán bộ, nhân dân, học sinh may, mặc trang phục truyền thống trong các ngày Lễ, Tết và thứ Hai hàng tuần. Qua đó, góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm, khuyến khích chị em hăng hái phát triển nghề dệt thổ cẩm. Mặt khác, xã đã phối hợp với huyện tăng cường tuyên truyền, quảng bá bằng việc giới thiệu, trưng bày tại các hội chợ thương mại của huyện, tỉnh…

Về Đakrông hôm nay, những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống được người lớn, trẻ nhỏ mặc bất cứ nơi đâu. Đó có thể là hình ảnh thấp thoáng xa xa bên những mái nhà sàn hay trên nương, trên rẫy; là màu áo đồng phục rực rỡ được khoác trên mình học sinh trong trường học hay màu áo trầm tối nghiêm túc được khoác trên mình của các cán bộ công chức xã… Trang phục thổ cẩm ngày càng phổ biến, đi vào cuộc sống trong cộng đồng, chứ không chỉ xuất hiện trong các lễ hội của dân tộc như A Riêu Ping, lễ mừng lúa mới, cưới hỏi…

Theo bà Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, để bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Đakrông đã kêu gọi các tổ chức, dự án nước ngoài quan tâm, hỗ trợ để phát huy, khai thác lại các tiềm năng, lợi thế có sẵn của nghề. Nhờ vậy, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của địa phương ngày càng phát triển. Hiện nay, nhiều cơ quan đoàn thể của huyện Đakrông đã sử dụng các sản phẩm dệt để may đồ trang phục công sở, lễ hội và phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Với sự đồng sức, đồng lòng của chính quyền và bà con, nghề dệt thổ cẩm truyền thống sẽ hồi sinh, ngày càng phát triển.

(dantocmiennui.com)
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 5 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.