UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 296/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”.
Trong dịp về Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam để tái hiện Lễ cúng Tổ tiên cùng một số nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Lô Lô, nhóm nghệ nhân và đồng bào Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giới thiệu đến công chúng Thủ đô về di sản trống đồng gắn với những nghi lễ tâm linh và những điệu múa trống độc đáo.
Những ngày đầu tháng 3, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk ngập tràn niềm vui trước sự kiện Ngày hội Văn hóa-Thể thao diễn ra trên địa bàn.
Ông Lê Văn Phúc (phường Đài Sơn, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận) được xem là người duy nhất trên địa bàn biết làm những sản phẩm mỹ nghệ của đồng bào dân tộc Chăm.
Có dịp lên Hà Giang, dự các nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, sẽ thấy trong mâm lễ hay trên bàn thờ một loại giấy xếp thành từng tệp, nhấc ra mỗi tờ mỏng tang, được in hoa văn. Đồng bào dân tộc Dao gọi đó là giấy bản.
Nhà chứa Quan họ, là một thiết chế văn hóa đặc thù chỉ có ở người Quan họ.
Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa...
Đối với đồng bào Mường ở huyện miền núi Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa, Pồn Pôông được xem là loại hình văn hóa đặc sắc rất riêng, chứa ẩn nhiều điều thú vị và gắn liền với cuộc sống bao đời của đồng bào nơi đây.
Đưa chúng tôi đến tìm hiểu cuộc sống của đồng bào dân tộc Si La ở khu tái định cư bản Sì Thâu Chải và bản Seo Hai, xã Can Hồ, anh Vũ Văn Thống, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu chia sẻ: Nếu các bạn đã đến vùng đồng bào dân tộc Si La ở thượng nguồn sông Đà từ thời điểm trước khi có dự án tái định cư và lần này trở lại thì mới cảm nhận rõ sự đổi thay về mọi mặt đời sống của đồng bào. Tại nơi ở mới, đồng bào Si La hòa nhập rất nhanh và luôn có ý thức cao trong việc bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân tộc mình.
Đây là lời khẳng định của Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan trước tình trạng nhiều di sản văn hóa bị ‘bỏ quên’ hoặc khai thác quá mức sau khi được vinh danh.
Dân tộc Cor huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam) có tín ngưỡng đa thần cùng hệ thống các lễ hội phong phú, gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng, tiêu biểu là Lễ cúng thần Sấm với mong muốn thần Sấm phù hộ, đem đến điều tốt đẹp cho người dân, gia đình và làng bản.
Nằm cách trung tâm thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk (Đăk Lăk) chừng 5km, buôn M’liêng, xã Đăk Liêng là địa phương hiếm hoi còn giữ được nét nguyên sơ của đồng bào M’nông in đậm nhất là những nếp nhà dài phên nứa, cột gỗ, những bộ chiêng cổ và nhiều giá trị văn hóa khác.
Sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, còn nhiều gian khó, bằng tình yêu và niềm đam mê với văn hóa dân tộc, hơn hai năm qua, hai chàng thanh niên dân tộc Mông là Giàng A Cử (Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên-nghiên cứu viên nhóm Lịch sử Văn hóa Mông) và Vừ Pát Ly (Sông Mã, Sơn La-thành viên nhóm thanh niên trẻ người Mông ở Hà Nội, hoạt động nhằm thay đổi diễn ngôn chưa đúng về người DTTS và giới thiệu các giá trị văn hóa Mông đến với cộng đồng) đã nghiên cứu, sưu tầm, điều tra thực địa về văn hóa Mông để cho ra đời cuốn sách “Văn hóa người Mông-một số vấn đề thưởng thức”.
Tết của người Hrê ở huyện miền núi An Lão (tỉnh Bình Định) được tổ chức vào khoảng từ tháng Giêng đến tháng 2 âm lịch. Ngày Tết, những ché rượu cần thơm lừng được người làng đem ra thưởng thức. Trai gái cùng nhau nhảy múa, hát ka-choi (dân ca của người Hrê) đối đáp thắm đượm tình người…
Cũng như các dân tộc anh em chung sống trên dãy Trường Sơn, người Ba Na ở Vĩnh Thạnh (Bình Định) trong quá trình tồn tại và phát triển đã kiến tạo cho mình một bản sắc văn hóa riêng biệt. Ngày nay, cho dù đã có nhiều sự thay đổi, phát triển, nhưng đồng bào Ba Na vẫn luôn có ý thức cao trong việc giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.
Bao đời nay, chiếc cối giã gạo gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 7 bản ở các xã giáp biên kết nghĩa với 7 cụm bản và 1 Đại đội biên phòng thuộc huyện Sốp Bâu và Viêng Xay (Lào). Việc kết nghĩa giữa các xã, bản biên giới đã góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh vùng biên của hai nước láng giềng anh em.
Trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung, đồng bào Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) nói riêng, dàn nhạc ngũ âm được coi là tài sản quý giá nhất. Mỗi dịp địa phương tổ chức các sự kiện lớn, lễ hội, Tết cổ truyền... đều không thể thiếu dàn nhạc ngũ âm.
Trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội của đồng bào dân tộc Khmer, hình ảnh ngôi chùa luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi, Phật giáo Nam Tông là Tôn giáo chính thống của đồng bào. Chính vì thế, đội ngũ các vị sư sãi, hòa thượng Hội viên Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) đều nằm trong Ban Quản trị các chùa Khmer và là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Họ là những người luôn đi đầu trong các hoạt động của địa phương, là trung tâm đoàn kết, vận động đồng bào phật tử đoàn kết xây dựng quê hương.
“Sâu khấu" là nghi lễ cúng cho cả dòng họ của người Mông xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải, Yên Bái) mang ý nghĩa cầu một năm mới bình an, hạnh phúc, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống.