Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người “đãi cát tìm vàng” trên vùng sông nước Cửu Long

PV - 10:09, 01/10/2018

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận (dân tộc Hoa) sinh ra và lớn lên ở Bạc Liêu, quê hương của bản đờn ca tài tử bất hủ “Dạ cổ hoài lang”. Ông vốn khởi nghiệp bằng nghề Đông y nhưng lại rất say mê nghiên cứu văn hóa dân gian Nam bộ và đờn ca tài tử. Nhiều công trình nghiên cứu của ông đã công bố, xuất bản, được đánh giá cao về giá trị khoa học xã hội và nhân văn. Hiện, ông là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bạc Liêu, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Biết tên tuổi ông đã lâu, nhưng lần dự Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại TP. Vũng Tàu mới đây, tôi mới được gặp và trò chuyện cùng nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận.

Các “nghệ sĩ chân đất” biểu diễn đờn ca tài tử tại một điểm du lịch ở TP. Bạc Liêu. (Ảnh TL). Các “nghệ sĩ chân đất” biểu diễn đờn ca tài tử tại một điểm du lịch ở TP. Bạc Liêu. (Ảnh TL).

Là người mê văn chương, ông đã theo học khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nhưng sau khi tốt nghiệp, ông không đi dạy học mà về làm việc ở Phòng Chẩn trị Đông y tại thị xã Bạc Liêu. Ông Thuận cho biết, Đông y là nghề gia truyền mấy đời của gia đình nên cho tới giờ, dù say mê nghiên cứu văn hóa dân gian, ông vẫn giữ nghề “cha truyền con nối”.

Cuốn sách đầu tiên nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận cho ra đời, là đi sâu nghiên cứu về “Đặc điểm văn hóa Khmer Nam bộ”, gồm văn hóa vật thể và phi vật thể. Đối với phần văn hóa vật thể, ông có nhiều đóng góp khi nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chùa chiền của người Khmer ở Nam bộ. Qua đó, người đọc hiểu được, đối với người Khmer Nam bộ, dù ở một phum, sóc nhỏ nhưng ngôi chùa bao giờ cũng được xây dựng lớn, uy nghi, trang trí các đường nét chạm khắc hoa văn thật tinh xảo, kỳ công. Trong đó, mỗi hoa văn, họa tiết đều mang một ý nghĩa tượng trưng riêng, rất đặc biệt. Chùa Khmer thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca ở chính điện, chứ không thờ các tượng Phật, Bồ Tát… như các chùa phái Bắc Tông khác.

Phần nghiên cứu về văn hóa phi vật thể, nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận nhận định, nổi bật nhất là 3 lễ hội chính trong năm gồm: Chôl-Chnăm Thmây, Sen Đolta và Óc-om-booc. Mỗi dịp diễn ra lễ hội, tất cả cộng đồng Khmer đều dành thời gian trọn vẹn ở trong chùa để hành lễ, biểu diễn các loại hình nghệ thuật đàn, hát dân gian truyền thống, đó là nét đặc thù của người Khmer Nam bộ.

Một trong những công trình nghiên cứu công phu và đáng chú ý nhất, có sự đóng góp đáng kể nhất của nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận, chính là cuốn “Bước đầu tìm hiểu về tác giả, tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu”. Công trình này được NXB Thanh Niên xuất bản lần đầu năm 2012, sau đó được tác giả bổ sung thêm và đổi tên là “Tìm hiểu cổ nhạc Bạc Liêu”, Nhà xuất bản Âm Nhạc tái xuất bản 3.000 bản phục vụ Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất, tổ chức tại Bạc Liêu năm 2014.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận luôn tâm huyết nghiên cứu văn hóa dân tộc Khmer (Trong ảnh: Hội đua ghe ngo trong dịp Lễ Sen Đolta của đồng bào Khmer-Nam Bộ). (Ảnh TL). Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận luôn tâm huyết nghiên cứu văn hóa dân tộc Khmer (Trong ảnh: Hội đua ghe ngo trong dịp Lễ Sen Đolta của đồng bào Khmer-Nam Bộ). (Ảnh TL).

Để giới thiệu được khá đầy đủ những tác giả nổi danh trong làng cổ nhạc Bạc Liêu, ông Trần Phước Thuận đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để sưu tầm, ghi chép. Nhờ đó, những tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, những đóng góp quan trọng của từng nghệ nhân đối với nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử được ghi nhận một cách thật công tâm và chính xác.

Đó là những tên tuổi một thời vang danh không chỉ ở xứ Bạc Liêu mà khắp Nam bộ như Nhạc Khị (tên thật là Lê Tài Khí), Sư Nguyệt Chiếu, Bảy Kiên, Cao Văn Lầu, Nguyễn Văn Bình, Ba Chột, Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Lư Hòa Nghĩa, Bảy Cao, Lý Khị, Thái Đắc Hàng…

Nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận cho biết, trong số hơn 30 nghệ nhân được đánh giá là đại thụ trong nghệ thuật dân gian truyền thống ở Bạc Liêu, thì Nhạc Khị (1870-1948) là người ông bỏ công sức, thời gian nhiều nhất để đi điền dã, sưu tầm, ghi chép tư liệu. Ông đã mất khoảng 5 năm tìm hiểu, nhưng chỉ viết được khoảng 2.000 chữ về tác giả này. Nhưng bù lại, đây là những thông tin vô cùng quý giá và là nguồn tư liệu chuẩn cho những ai muốn nghiên cứu tìm hiểu về một bậc tài danh trong làng đờn ca tài tử.

Đặc biệt, trong phần ghi chép lại các bản xưa của đờn ca tài tử nói chung, của Bạc Liêu nói riêng, Trần Phước Thuận đã dày công tỉ mỉ ghi một cách chính xác, đầy đủ cả 20 bản, tổ gồm cả nhạc và lời, từ bản thảo của hai cụ Ba Chột, Trịnh Thiên Tư.

Ông ghi lại hầu hết các bài nổi tiếng, được phổ biến rộng khắp trong làng đờn ca tài tử Nam bộ như: “Dạ cổ hoài lang” (Cao Văn Lầu); “Liêu giang” (Ba Chột); “Hưng trung thịnh” (Tư Bình); “Sương chiều” (Mộng Vân) và 6 câu vọng cổ của Trần Tấn Hưng…

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nam bộ đánh giá, đây là một nỗ lực rất lớn mà ông Trần Phước Thuận đã sưu tầm, biên soạn một cách có hệ thống và đầy đủ hơn so với các công trình của các tác giả đi trước trong nghiên cứu về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ nói chung, xứ Bạc Liêu nói riêng. Chính vì thế, dịp Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất, tổ chức tại Bạc Liêu, ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Cao Văn Lầu.

LƯƠNG ĐỊNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.