Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có một ban nhạc cổ truyền mang tên Tam Sóc

PV - 11:06, 03/10/2018

Âm thanh hòa quyện từ tiếng kèn pây-o réo rắt, nhộn nhịp của trống kô đay… rồi lắng đọng, suy tư với giọng đàn khưm, cha pây chòm riêng, là loại hình âm nhạc gắn liền với các cuộc vui, lễ cưới của người Khmer- Nam bộ. Để gìn giữ bản sắc của dân tộc, nhiều năm qua, một số người dân yêu âm nhạc ở ấp Tam Sóc C1, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), đã hình thành một ban nhạc, lặng thầm tập luyện để những âm điệu, tiết tấu của dòng nhạc lễ cổ truyền này luôn vang lên.

Âm nhạc vẫn tràn đầy trong nghi lễ “Cắt hoa cau” của đồng bào Khmer. Âm nhạc vẫn tràn đầy trong nghi lễ “Cắt hoa cau” của đồng bào Khmer.

Đặc sắc nhạc lễ cổ truyền

Nhạc sĩ Dương Trí Dũng, giáo viên khoa Âm nhạc, Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Sóc Trăng cho biết, hệ thống âm nhạc trong lễ cưới của người Khmer được quy định rất bài bản bằng những bài dân ca. Trước khi lễ cưới diễn ra, ông Maha (người dẫn chương trình lễ cưới) và ban nhạc đều bàn bạc, thống nhất âm nhạc trình tự cho lễ cưới, từ lễ rước lễ vật qua nhà gái, lễ mở rào, lễ cắt hoa cau, lễ cắt tóc... cho đến khi kết thúc. Những bài được dàn nhạc trình tấu trong lễ cưới, ngoài tính chất giải trí, những nội dung ca từ còn có ý nghĩa giáo huấn cho đôi vợ chồng trẻ cả về cuộc sống, hành vi ứng xử và nét văn hóa truyền thống cần giữ gìn và thực hành trong cuộc sống.

Trong các bài nhạc này, có lẽ phần âm nhạc trong lễ “múa mở rào” là hấp dẫn hơn cả. Theo phong tục của người Khmer, khi nhà trai đến trước cổng nhà gái (cổng vào lúc này đã bị rào lại), ông Mô-Ha phải thực hành đúng lễ tục “múa mở rào”.

Điệu múa này tái hiện dựa theo câu chuyện cổ tích về duyên nợ của đôi trai gái trong Trường ca nàng Sê đa. Cổng rào được xem như là cánh cổng của kinh thành, nếu đôi trai gái có duyên nợ thì sau ba lần chạm vào cổng rào, cổng sẽ tự mở ra để nhà trai vào nhà hành lễ.

Để luôn nhuần nhuyễn những bài bản nhạc cổ truyền, dàn nhạc lễ cổ truyền ở Tam Sóc C1 thường xuyên phải tập dượt. Mới đây, chúng tôi được tham dự một buổi tập tại nhà anh Danh Huyền ở ấp Tam Sóc C1. Chẳng cần sàn tập hay phòng tập, chỉ cần những chiếc chiếu trải bên hiên nhà là đã có chỗ tập mát mẻ, thoáng đãng. Từ sáng sớm, các nghệ nhân đã tụ họp đông đủ, ngoài ra còn có nhiều người dân trong xóm cũng kéo sang để được nghe đàn, nghe hát.

Chú Danh Nang bập bùng tiếng trống vỗ giữ nhịp, đôi bàn tay chú thuần thục đùa vui với kô đay. Anh Danh Huyền vốn là một tay dầm chắc khỏe của đội ghe ngo Tam Sóc nhưng rất nhẹ nhàng, thanh thoát cùng những dây khươm. Anh Thạch Yên nắn nót nhả từng âm thanh trầm lắng từ cây đàn cha pây, rồi ngân nga nhả chữ, nhấn nhá luyện giọng để câu hát trong lễ cắt hoa cau thêm ngọt ngào, trầm lắng…, tất cả quyện chặt vào nhau trong không gian làng quê yên bình, mộc mạc.

Nghệ sĩ nông dân

Những bài bản âm nhạc truyền thống vốn không có ký âm mà được truyền đạt theo cung cách truyền khẩu, thị phạm. Mỗi ban nhạc đều có một người có vai trò như một nhạc trưởng, đó là người có kiến thức rộng về âm nhạc dân tộc, biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau và có vai trò dẫn dắt cả ban nhạc trình tấu. Với ban nhạc cổ truyền Tam Sóc, anh Danh Yên đang giữ vai trò trưởng nhóm. Anh là người rất đa năng, nên tùy theo từng thời điểm trong lễ cưới, hoặc lúc ban nhạc không đủ người, anh Danh Yên đáp ứng ngay được công đoạn âm nhạc, lúc thì tham gia kéo đàn truo nguk… chuyển sang chơi truô sô…; lúc lại vỗ trống kô đay giữ nhịp. Đặc biệt, anh thuộc rất nhiều bài bản dân ca và có chất giọng tốt để hát những bài ca này.

Trong dàn nhạc, chuyện một người có thể chơi nhiều nhạc cụ không hiếm, nhưng không phải ai cũng có được chất trầm ấm và giọng ngân khỏe khoắn để lĩnh xướng.

Điều đáng quý ở những nghệ sĩ này là, sau mỗi sự kiện, hay mùa cưới, họ lại trở lại với cuộc sống đời thường là những nông dân. Chú Danh Nang ngoài chuyện chăm sóc 5 công lúa, rẫy cỏ để nuôi bò, còn chăm hai cháu nội để các con an tâm công việc.

Anh Danh Huyền, ngoài việc ruộng nương còn là một tay dầm của đội ghe ngo Tam Sóc; có thành viên khác lúc rảnh còn chạy hon da ôm kiếm thêm thu nhập cho gia đình... Cuộc sống lao động tuy còn nhiều khó khăn, nhưng khi gặp gỡ các thành viên trong dàn nhạc này, cảm nhận ai cũng vui vẻ.

Có lẽ tiếng đàn, lời ca đã giúp họ giải tỏa đi những muộn phiền sau những buổi lao động nặng nhọc, giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Và cũng chính vì những lý do như vậy, các “nghệ sĩ nông dân” này đã luôn trân quý, tự bảo ban nhau tập luyện, truyền dạy lại cho con cháu giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc.

Được biết, tháng 10/2018 này, Đài Phát thanh-Truyền hình Sóc Trăng sẽ tổ chức Liên hoan Dân ca Khmer khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2018, Ban nhạc cổ truyền Tam Sóc đã đăng ký tham dự 3 tiết mục trình tấu là: Lễ buộc chỉ tay; Đếm lễ vật; Giã thuốc dấu (Bốc leck).

NHƯ TÂM - CAO LONG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013: Không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.

Tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013: Không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.

Từ ngày 6/5 đến 5/6/2025, Quốc hội tiến hành tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các cấp, các ngành đối với dự thảo nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Việc tham gia góp ýsửa đổi Hiến pháp không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - ANh Trúc - 3 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.
Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Media - BDT - 4 giờ trước
Người Hrê là một trong những DTTS sinh sống lâu đời ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, như các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây. Trong đời sống thường ngày, cũng như trong các nghi lễ truyền thống, người Hrê luôn gìn giữ mối quan hệ gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa, trồng bắp, nuôi gia súc và gắn bó với núi rừng như một phần máu thịt.
Việt Nam được xếp vào nhóm

Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU là bước tiến quan trọng cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, các quốc gia thuộc nhóm “rủi ro thấp” sẽ được áp dụng quy trình kiểm soát đơn giản hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.
Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Lào Cai có 84 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm khoảng 1,2% tổng số dự án đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Trong số đó có 58 dự án đã đi vào hoạt động nhưng có tới 33 dự án (chiếm 57%) đang gặp khó khăn, cần được hỗ trợ, tháo gỡ hoặc phải dừng hoạt động.
9 tỉnh có nguy cơ rất cao lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn

9 tỉnh có nguy cơ rất cao lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Rạng sáng 23/5, khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Dự báo mưa lớn còn kéo dài trong 3-6 giờ tới, cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.