Hướng tới Kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2018), sáng 20/7/2018, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Lời Tri ân”. “Lời tri ân” được thể hiện như một bông hoa tươi thắm mang ý nghĩa: Sự hy sinh của bao chiến sĩ đã cho đất nước luôn trường tồn, nở hoa... Mặc dù chiến tranh đã đi qua, nhưng những câu chuyện thời hậu chiến vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay.
Bên cạnh những bài ca điệu múa đậm chất biển đảo, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, những hạt nhân văn nghệ quần chúng ở Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Hải quân luôn thích hát, múa những tác phẩm Tây Nguyên.
Nhìn trên bản đồ đất nước, nhiều người sẽ nghĩ Cột cờ quốc gia Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là điểm chóp cực Bắc của Tổ quốc. Nhiều du khách khi đặt chân lên Cột cờ Lũng Cú cũng có suy nghĩ đã đặt chân đến tận điểm chóp nón của Tổ quốc. Nhưng thực tế, phía sau Cột cờ Lũng Cú còn có một mảnh đất nhỏ nhô ra phía dòng Nho Quế thơ mộng. Đó chính là mỏm Séo Lủng, hay còn được coi là “Mỏm tột Bắc” của Tổ quốc.
Chùa Sóc Lớn tọa lạc ấp Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) thuộc “Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh được yêu thích” năm 2016, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn. Chùa Sóc Lớn cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh. Ngôi chùa còn có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý. Ngày 15/12/2004, chùa Sóc Lớn đã được UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng là di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh
Năm 2008, buôn M’Liêng, xã Đăk Liêng, huyện Lăk được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét chọn là buôn cổ độc nhất của đồng bào M’nông tỉnh Đăk Lăk. Buôn được bảo tồn đầy đủ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người M’nông. Qua bao nhiêu biến cố tác động từ thiên nhiên, con người, đến nay, buôn M’Liêng vẫn còn giữ được nét cổ kính của buôn làng hàng trăm năm trước với những câu chuyện huyền bí.
Những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sẽ được tôn vinh trong Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X năm 2018 tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Nằm cách không xa trung tâm TP. Hà Giang là các làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ): thôn Tiến Thắng, thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện; thôn Tha, thôn Hạ Thành, xã Phương Độ và thôn Bản Tuỳ, xã Ngọc Đường. Việc xây dựng các làng VHDLCĐ đã đem lại những đổi thay theo hướng tích cực cho vùng đất này.
Từ thời xa xưa, các dân tộc ở Tây Nguyên đã biết đến nghệ thuật hóa trang, đeo mặt nạ và tô vẽ trên các bộ phận của cơ thể nhằm làm thay đổi diện mạo của mình. Lối hóa trang này được người xưa dùng để đi săn, ngụy trang trong chiến đấu và trình diễn trong các dịp lễ hội của cộng đồng.
Cồng chiêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà còn gây khó khăn trong việc bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Lâu nay, khi nói về đồng bào dân tộc Cơ-tu ở các huyện miền núi Quảng Nam, ai cũng nghĩ rằng họ thường quen nương rẫy, đàn ông thì săn bắt, hái lượm, lên rừng đốn củi, phụ nữ thì quen với khung dệt vải hay những câu chuyện bếp núc… Vậy mà, giờ đây người Cơ-tu đã biết làm du lịch để cải thiện cuộc sống và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Khái niệm làm du lịch cộng đồng đã không còn xa lạ với đồng bào…
Sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài DTTS, miền núi năm 2018, nhiều độc giả đã thể hiện sự quan tâm và gửi những thắc mắc xoay quanh Cuộc thi về Ban Tổ chức (BTC). Nhằm làm rõ những thông tin về Cuộc thi, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Nông Quốc Bình, thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi.
Khi vươn cánh tay chạm vào cột mốc số 0 ở đất Mũi Cà Mau, nhiều người không nghĩ rằng, bàn chân cả đời lên nương lên rẫy của Tây Nguyên, của Tây Bắc đã chạm được tới điểm cực Nam của Tổ quốc. Trong đôi mắt ngắm nhìn vùng trời thiêng liêng, không ít người xúc động rưng rưng.
Với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc, rằm tháng Bảy-Lễ Pây tái là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán. Lễ Pây tái hoặc Pây chường tái, diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hàng năm.
Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có Công văn số 2805/BVHTTDL-VHDT gửi UBND tỉnh Điện Biên về việc đăng cai Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019.
Khắp Thái hay còn gọi là hát Thái là những làn điệu dân ca cổ nổi tiếng vùng đất Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Cho đến nay, những làn điệu ấy vẫn còn được gìn giữ, truyền dạy bởi một người nghệ nhân tâm huyết. Đó là bà Điêu Thị Xiêng (ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ)- người từng giành được nhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật của tỉnh và toàn quốc với các làn điệu của chính dân tộc mình.
Nhà sàn và không gian văn hóa nhà sàn không chỉ đơn thuần là nơi để ở với mục đích che mưa che nắng, phòng chống thú dữ mà còn phản ánh khá toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng cùng những quan niệm nhân sinh của họ.
Ngày 28/4/2018, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức triển lãm 75 bức ảnh về chủ đề “Biển đảo của Tổ quốc”, do nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Khánh Vân, Hội viên Chi hội Nhiếp ảnh-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên sáng tác. Triển lãm mang tên “Không xa đâu Trường Sa ơi” đã thu hút khoảng 2 nghìn lượt khán giả đến thăm quan để hiểu thêm về Trường Sa.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, nghệ thuật bài chòi vẫn được dân làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) giữ gìn nguyên vẹn. Càng tự hào hơn khi nghệ thuật bài chòi dân dã của làng Ngô Xá Tây nói riêng và của vùng Trung Trung bộ Việt Nam nói chung vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
“Em làm nhà khảo cổ”, “Sĩ tử nhí-Chắp cánh ước mơ”, “Cùng bé sáng tạo khám phá tranh dân gian Kim Hoàng”… là những hoạt động giáo dục văn hóa đã và đang được diễn ra trong dịp hè này. Đây là hoạt động nhằm nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho lớp trẻ thông qua các hình thức sinh động, hấp dẫn.
Vào tháng 11 dương lịch, khi tiếng chim tel báo hiệu lúa trên rẫy đã chín vàng, đó cũng là lúc các làng người Ba Na (Bình Định) tất bật chuẩn bị lễ hội ăn cốm mới.