Từ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những nghệ nhân ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định như Vân Canh, Vĩnh Thạnh đã truyền đam mê văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ bằng cách kết hợp vừa biểu diễn và truyền dạy nhằm duy trì, phát triển đội ngũ kế cận.
Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể đang được cấp ủy, chính quyền, cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên thực hiện đồng bộ với quyết tâm cao.
Thôn Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (Yên Sơn, Tuyên Quang) đa phần là đồng bào Mông sinh sống. Vì vậy, những phong tục, bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây vẫn được giữ gìn và phát triển, trong đó có tiếng khèn là đặc trưng của người con trai Mông.
Sau giờ lên nương rẫy, những đôi tay chai sạn của những người phụ nữ Cơ-tu miền núi Đông Giang (Quảng Nam) lại thoăn thoắt, nhịp nhàng trên khung dệt thổ cẩm, cùng với chính quyền địa phương, họ đang ngày đêm “giữ lửa” nghề truyền thống.
Câu lạc bộ hát Then Hương rừng Hà Nội được thành lập ngày 01/8/2017 tại Quyết định số 61/QĐ-VHDT của Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam. Với mong muốn những người con các dân tộc Tày, Nùng dù xa quê hương vẫn gìn giữ được tiếng hát mang hồn cốt văn hóa dân tộc. Bằng tâm huyết của các thành viên, đến nay CLB hát Then Hương rừng đã chính thức trở thành một chủ thể văn hóa đại diện cho cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Thái tại Hà Nội.
Ở làng Kon Trang Long Loi thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum), dường như ai cũng thuộc ít nhất một bài dân ca và đều biết múa xoang. Rất nhiều thanh niên và các em thiếu nhi chơi được cồng chiêng. Trong làng, bên đội cồng chiêng người lớn, còn có đội cồng chiêng nhí. Nơi đây, cồng chiêng chính là hơi thở, máu thịt của buôn làng…
Theo rà soát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một cao, cần được truyền dạy, bảo vệ và phát huy di sản trong cộng đồng.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 2493 về việc phê duyệt đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa (DSVH) truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
Những năm qua, ngành chức năng và các địa phương tỉnh Đăk Lăk đã có nhiều biện pháp khôi phục, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn kết buôn làng, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa.
Nếu như dân tộc Kinh vùng Kinh Bắc có dân ca quan họ, dân tộc Tày có hát Then; dân tộc Thái có câu Khắp… thì dân tộc Mường có lời Đang, câu ví hay còn gọi là Đang Mường. Đang Mường là làn điệu dân ca chứa chan tình người đằm thắm, khát vọng tình yêu quê hương đất nước… không thể thiếu trong các tiệc tùng, lễ hội, đối nhân xử thế của người Mường. Thế nhưng, đáng buồn là Đang Mường hiện nay đã và đang đứng trước nguy cơ thất truyền…
Chúng tôi về làng Chăm Bàu Trúc (Phước Dân, Ninh Phước) tìm gặp ông Sử Văn Ngọc, người đam mê nghiên cứu văn hóa dân gian của đồng bào Chăm và đồng bào Raglai khu vực Nam Trung bộ. Ông là người đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Đam mê, tâm huyết với nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống, nghệ nhân Hoàng Thị Nhật (dân tộc Tày) ở thôn Chang, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã đứng ra thành lập HTX Dệt thổ cẩm Mường Chang để quy tụ những bàn tay dệt về một mối, tạo thêm thu nhập từ nghề phụ cho chị em những lúc nông nhàn. Vào những buổi chợ phiên Xuân Giang, bà lại “ôm” hàng ra chợ túc tắc bán cho người dân địa phương và khách du lịch.
Say mê các loại nhạc cụ dân tộc M’nông từ nhỏ, những năm gần đây, dù tuổi đã cao nghệ nhân Y K’Rang (bon Pi Nao, thuộc thôn 5, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) vẫn dành thời gian, tâm huyết của mình để trình diễn, phổ biến các loại kèn, sáo trong những buổi lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Không chỉ đam mê thổi kèn, sáo mà già Y K’Rang còn là một nghệ nhân có biệt tài thẩm âm, chỉnh sửa, chế tác các loại kèn, sáo từng bị mai một, thất truyền, góp phần lưu giữ, phổ biến loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Trên mảnh đất nắng gió của quê hương Quảng Bình có một “đặc sản văn hóa” đã trở thành máu thịt của bao thế hệ người dân nơi đây, đó là giai điệu Hò khoan mang “cốt cách” riêng của người dân vùng đất Lệ Thủy. “Đặc sản” này đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Nói đến Bến Tre là nói đến dừa. Ngoài uống nước, hầu như các bộ phận trên thân dừa đều hữu dụng. Với sự sáng tạo và bàn tay điêu luyện, người Bến Tre đã khiến những phần bỏ đi của cây dừa trở thành những món hàng thủ công mỹ nghệ đẹp mắt.
Từ ngàn xưa, mã la được xem là nhạc cụ tiêu biểu cũng là tài sản quý giá trong mỗi gia tộc và là “vật thiêng” trong đời sống tâm linh của đồng bào Raglai (Ninh Thuận). Ngày nay, tuy đã có nhiều thay đổi nhưng âm vang mã la không thể thiếu vắng trong các lễ hội truyền thống của cộng đồng Raglai.
Lễ gieo hạt của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) gọi là Apier, là lễ chung của cả làng.
Lễ gieo hạt của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) gọi là Apier, là lễ chung của cả làng. Sau khi già làng chọn được ngày tốt, các gia đình sẽ tập trung tại nhà làng để làm lễ.
Tháng chay Ramadan của đồng bào Chăm tỉnh An Giang ngày một phát huy những nét văn hoá có sẵn từ lâu đời thành những đợt trau dồi đạo đức cho từng cá nhân, cũng như để đồng bào thấy rõ hơn những chính sách và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc xã San Thàng, TP. Lai Châu; địa danh chợ Tam Đường đất không chỉ là nơi mua bán, trao đổi sản vật của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giáy, Lự... trong vùng mà còn là địa điểm để bà con gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình của người dân trong vùng thuộc các huyện Phong Thổ, Tam Đường và TP. Lai Châu (Lai Châu).