Đâm đuống là tục lệ có từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc Mường, Hòa Bình và huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Theo tiếng Mường, đâm đuống còn gọi là “chàm đuống”, chàm là đâm từ trên xuống, đuống là máng gỗ để giã lúa… Trong khuôn khổ Chương trình “Hương sắc vùng cao” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, lần đầu tiên nhóm nghệ nhân người Mường tỉnh Hòa Bình đã tái hiện lại tục đâm đuống của dân tộc mình.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với nền văn hóa mang đậm dấu ấn bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm, đến nay vẫn được duy trì. Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện trên cả nước ta có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm gần 90%, số còn lại là các lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, lễ hội mới du nhập từ nước ngoài vào...
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 166/701 làng Mường còn bảo lưu nhiều loại hình văn hoá phi vật thể, trong đó có 35 làng đang, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc .
Đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước luôn coi việc làm đẹp là điều không thể thiếu trong đời sống, nhất là vào những ngày lễ truyền thống của dân tộc mình. Việc làm đẹp của người S’Tiêng xưa khá cầu kỳ, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật và đặc trưng văn hóa của người S’Tiêng.
Đến hẹn lại lên, vào ngày 14 và rằm, tháng Khe Pholkun (theo đại lịch Khmer), người dân xứ biển Vĩnh Châu, TX. Vĩnh Châu, Sóc Trăng lại nhộn nhịp với Lễ hội Chrôy Rum Chêk (Lễ hội Cúng Phước biển) truyền thống diễn ra trong hai ngày hai đêm.
Vài năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu thăm quan trải nghiệm du lịch cộng đồng ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế, nhiều bản làng, hộ gia đình người DTTS ở vùng cao đã mở dịch vụ lưu trú (homestay) tại nhà.
Ở tuổi 60 nhưng nghệ nhân A Thút, dân tộc Ba-na, làng Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn tráng kiện, nhanh nhẹn và không ngừng nghỉ trong các hoạt động nhằm gìn giữ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đồng bào Si La tỉnh Lai Châu có nghi lễ cúng bản được tổ chức thường niên 7 năm một lần.
Để kịp thời bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống phi vật thể cho các DTTS dưới 5.000 người, từ năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho các dân tộc Lô Lô (Cao Bằng), Bố Y (Lào Cai), Chứt (Quảng Bình), Si La (Lai Châu), La Ha (Sơn La).
Sinh ra và lớn lên trên miền cao nguyên huyền thoại, tiếng cồng chiêng đã trở thành một phần cuộc sống của nghệ nhân Y Thim Byă, sống ở buôn Ea Bông, xã Cư Ea Buar, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk).
Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Ma Văn Đức (dân tộc Tày) là một trong những nghệ nhân đã có hơn 30 năm sưu tầm, nghiên cứu, dịch nghĩa, viết sách về các cung then cổ, hát quan làng, hát cọi, hát phong slư của dân tộc Tày ở Tuyên Quang.
Đồng bào Mường ở cả 4 vùng: Mường Bi, Vang, Thàng, Động (tỉnh Hòa Bình) có một lễ hội lớn trong những ngày đầu Xuân năm mới, đó là Lễ hội Khai hạ.
Trong quan niệm của đồng bào Tà Rẻ (một nhánh dân tộc Xơ Đăng) ở Kon Tum, nhà rông là không gian linh thiêng nhất buôn làng, nơi thần linh trú ngụ mà nếu không có nhà rông thì không thể gọi là làng được. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, gian khổ đến mấy đồng bào Tà Rẻ cũng phải dựng được nhà rông làm nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội của buôn làng, nơi neo giữ hồn làng.
Với cảnh quan thiên nhiên phong phú, môi trường khí hậu trong lành, mát mẻ cùng những món ăn dân tộc đặc sắc, Mộc Châu (Sơn La) là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc. Đặc biệt ta không thể bỏ qua mùa hoa mận bắt đầu từ cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch hằng năm.
Bắt đầu từ tháng 12 âm lịch, cả làng Đại Hoàng xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam (vốn quen được gọi với tên làng Vũ Đại) đã bắt đầu kho cá để bán Tết.
Làng Văn Lang nằm trên vùng đồi núi trung du, ven sông Hồng, phía Tây Bắc là núi Nghĩa Lĩnh, làng còn có tên là “làng cười” và hàng trăm năm nay, làng đã trở thành một “điểm nhấn” trong không gian văn hóa vùng Ðất Tổ. Dân gian có câu “Văn Lang cả làng nói phét”, tức đã khẳng định cái hài của đất và người Văn Lang
“Trong cuộc đời làm công tác văn hóa, hạnh phúc nhất đối với tôi là được đóng góp một phần công sức nhỏ bé giúp đồng bào Raglai khôi phục, bảo tồn một số di sản văn hóa truyền thống đã bị mai một”.
Đàn Tính là nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong các làn điệu then, trong các lễ hội và hoạt động truyền thống văn hóa, văn nghệ của dân tộc Tày-Nùng ở Cao Bằng.
Với đồng bào dân tộc La Chí tại bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang thì Tết Khu cù tê có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của đồng bào. Bởi, nói đến người La Chí người ta sẽ nghĩ ngay đến Tết Khu cù tê và ngược lại. Năm 2014 Tết Khu cù tê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc (mẹ từng là ca sĩ, giảng viên thanh nhạc tại Đại học âm nhạc Kunitachi), Oguri Kumiko được sống trong không khí đàn ca từ bé. Lớn lên với đam mê khám phế thế giới, Kumiko đã bắt gặp cây đàn T’rưng của Việt Nam và tình nguyện gắn bó với nhạc cụ độc đáo này nhiều năm nay.