Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Cao Lan dệt những giấc mơ

PV - 10:25, 03/12/2018

Đồng bào dân tộc Cao Lan ở bản Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) luôn có ý thức bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Đã có lúc bị rơi vào tình cảnh mai một nhưng những người có trách nhiệm trong bản đã làm hồi sinh nghề dệt thổ cẩm. Để dệt lên những sản phẩm độc đáo của dân tộc mình, người phụ nữ Cao Lan đã phải mất nhiều thời gian và công sức.

Đồng bào Cao Lan Nghệ nhân Trạc Thị Ngọn giới thiệu cách dệt thổ cẩm truyền thống của người Cao Lan cho thế hệ trẻ.

Tìm lại bản sắc

Bà Trạc Thị Ngọn, 80 tuổi, dân tộc Cao Lan bồi hồi nhớ lại, lúc còn là con gái, bà sống cùng gia đình ở vùng Đèo Gia, huyện Lục Ngạn. Khi ấy, bà đã biết dệt những bộ trang phục thổ cẩm cho chính mình và trong ngày cưới, bà mặc bộ trang phục truyền thống về nhà chồng. Theo phong tục lúc ấy, người con gái Cao Lan lấy chồng phải đeo một cái yếm dệt những họa tiết hoa văn cầu kỳ, có quai phía trước thì mới được xem là “gái tân”. Năm 1955, cả gia đình bà chuyển về sống tại Khe Nghè. Rồi thời gian trôi đi, những bộ trang phục cầu kỳ ở bản Khe Nghè không ai còn gìn giữ được, bà Ngọn luôn trăn trở tìm mọi cách để có được một bộ làm kỷ niệm lúc cuối đời. Lặn lội về tận quê cũ ở Lục Ngạn tìm mua trang phục dân tộc không được, những người Cao Lan ở Khe Nghè cũng đã bỏ nghề dệt từ lâu.

Năm 2005 bà Ngọn đã tập hợp một số người cao tuổi trong bản tìm cách khôi phục nghề dệt. Cả bản Khe Nghè lúc đó chỉ còn 5 người còn nhớ các công đoạn dệt, bà Trạc Thị Ngọn, Tô Thị Thọ, Trạc Thị Phúc là một trong số ít những người còn lại trong số đó. Bà Ngọn cho biết: “Gia đình tôi vẫn còn bộ khung cửi cũ được cất giữ cẩn thận hơn 20 năm qua, nay lại được đem ra sử dụng”. Bà còn nói, gia đình đã dệt một bộ trang phục thật đẹp và gửi tặng Bảo tàng tỉnh Bắc Giang trưng bày, giới thiệu, gìn giữ và bảo tồn nghề dệt thủ công mà bà cùng nhiều nghệ nhân khác mất nhiều công sức để khôi phục.

Hỗ trợ bảo tồn

Từ đầu năm 2006, đồng bào Cao Lan ở đây ai cũng phấn khởi khi có một chương trình hỗ trợ kinh phí của Nhà nước nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Nhóm nghệ nhân ở Khe Nghè được thành lập, từ việc chỉ có 3 bộ khung dệt thì đến nay tăng lên 24 bộ, số người biết dệt cũng tăng lên 30 người. Lớp trẻ người Cao Lan ở đây dần được bà Ngọn cùng các nghệ nhân khác truyền dạy để gìn giữ nghề dệt.

Hiện nay, gia đình bà Ngọn cả con trai và con dâu đều là những người thành thạo các công đoạn dệt và thêu. Sau khi được khôi phục, đồng bào trong bản Khe Nghè vui mừng vì nhiều lần được mời đi tham dự, trình diễn trong những ngày hội lớn của tỉnh và của huyện như: Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang, Ngày hội văn hóa thể thao vùng Đông Bắc tổ chức tại Vĩnh Phúc… Bà Ngọn cũng thường xuyên trình diễn nghề dệt truyền thống cho học sinh trong tỉnh Bắc Giang nghiên cứu, tìm hiểu. Và phần thưởng cao quý cho những nỗ lực ấy là năm 2015, bà Trạc Thị Ngọn đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Đồng bào Cao Lan CLB hát sình ca (dân tộc Cao Lan) thôn Lái, xã An Bá, huyện Sơn Động, Bắc Giang mặc trang phục dân tộc khi biểu diễn văn nghệ. (Ảnh TL)

Gìn giữ cho muôn đời

Anh Dương Văn Quang, Bí thư Chi bộ bản Khe Nghè chia sẻ, mong muốn nghề dệt của quê mình không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn mà cần phải được mở rộng và phát triển hơn, bà con ở đây cũng mong nhận được thêm sự hỗ trợ để có thể thăm quan, học hỏi các mô hình sản xuất dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc ở nhiều vùng khác, vừa để giao lưu, học tập kinh nghiệm, tìm mẫu mã mới và thị trường tiêu thụ.

Về vấn đề bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cao Lan ở bản Khe Nghè, lãnh đạo xã Lục Sơn cho biết, huyện Lục Nam đã có chủ trương mở rộng mô hình, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm. Cụ thể là, trong 5 chương trình phát triển kinh tế của Đảng ủy xã, đã đề cập đến vấn đề xây dựng nhà trưng bày sản phẩm du lịch tại khu vực Trại Cao trên tuyến đường 293 Bắc Giang- Tây Yên Tử, giới thiệu và bán đồ lưu niệm, việc giúp đỡ bà con học hỏi kinh nghiệm dệt, thêu, thay đổi, làm phong phú về chủng loại, mẫu mã cũng đã được chính quyền tính đến. Bên cạnh đó, việc xây dựng 2 chiếc cầu qua suối, giúp bà con đi lại thuận tiện là rất cần thiết, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội...

PHẠM THỊ NGOAN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 20:18, 25/03/2023
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 18:30, 25/03/2023
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 17:58, 25/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 17:56, 25/03/2023
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 16:22, 25/03/2023
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 15:54, 25/03/2023
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 14:49, 25/03/2023
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 13:54, 25/03/2023
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 13:33, 25/03/2023
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 12:44, 25/03/2023
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.