Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đánh thức giá trị văn hóa để thoát nghèo

PV - 15:27, 09/01/2019

Với mong muốn bảo tồn nghề dệt lanh của người Mông gắn với phát triển kinh tế, chị Sùng Y Xía ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã quyết định khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm và du lịch tại địa phương.

Theo lời kể của chị Sùng Y Xía, ngoài làm nương rẫy, người Mông còn được biết đến là những “nghệ sĩ” tạo nên những bộ trang phục từ cây đay thật đẹp, làm say đắm lòng người. Với nghề dệt lanh của đồng bào Mông ở Hoà Bình, người phụ nữ kết hợp cả ba kỹ thuật là thêu, vẽ sáp ong và chắp vải để tạo nên những họa tiết trên nền trang phục. Họ thêu hoa văn không cần mẫu, để thêu thường, chỉ dùng sợi tơ tằm có độ bền cao và giữ được màu. Những bộ trang phục đậm sắc màu thổ cẩm được hình thành theo năm tháng nhọc nhằn của người phụ nữ Mông.

Chị Sùng Y Xía giới thiệu những sản phẩm dệt thủ công của người Mông tại một chương trình về khởi nghiệp. Chị Sùng Y Xía giới thiệu những sản phẩm dệt thủ công của người Mông tại một chương trình về khởi nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, nét truyền thống của nghề dệt lanh, nhất là vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục của người Mông đang có nguy cơ bị mai một. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của xã hội, sự du nhập của nhiều chất liệu vải giá rẻ trên thị trường và cũng vì cuộc sống mưu sinh của đồng bào… Vì thế, chị Sùng Y Xía nảy ra ý tưởng cần sớm bảo tồn.

Chị Xía tâm sự: “Chị em phụ nữ Mông sống khép kín, không thích xa nhà nên chỉ biết gắn bó làm nương rẫy, nghề dệt, vẽ hoa văn bằng sáp ong. Tuy nhiên, họ chỉ làm đơn lẻ tại nhà theo kinh nghiệm mẹ truyền con nối, tay nghề không được đào tạo bài bản. Nhiều người chọn chất liệu rẻ hơn để may trang phục nên bản sắc văn hóa dần mai một. Vì thế, mình và phụ nữ Mông tự thấy trách nhiệm bảo tồn giá trị của nghề này”.

Để bảo tồn nghề truyền thống, từ năm 2016, chị Sùng Y Xía đã tập hợp chị em phụ nữ trong vùng cùng phát triển nghề truyền thống kết hợp phát triển du lịch, cải thiện kinh tế địa phương. Là người có tay nghề, chị Xía dạy nghề cho phụ nữ địa phương, nhất là dạy cách phác họa hoa văn để vẽ sáp ong trên vải lanh, thêu hoa văn truyền thống, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, giúp tăng thu nhập. Hiện tại, nhóm dệt của chị Xía có 7 người, vào những ngày thường, mọi người mang sản phẩm về nhà làm, nhưng nếu có khách du lịch hay khách đặt hàng thì lại tập hợp nhau lại ở nhà chị Xía để giúp cho khách được trực tiếp trải nghiệm.

Không chỉ dừng lại ở những bộ trang phục sặc sỡ, chị Xía còn hướng dẫn chị em sản xuất các sản phẩm handmade từ thổ cẩm lanh của người Mông như túi xách, túi khoác, ba lô, tranh treo tường…

Chia sẻ về những dự định, chị Sùng Y Xía cho hay, nghề dệt truyền thống của cha ông đã có bao đời nay, tuy nhiên việc khó khăn nhất chính là tìm đầu ra cho sản phẩm bởi các dân tộc đều có nét văn hoá riêng, có trang phục riêng nên khó kết nối, bán đại trà khắp các vùng miền được. Do vậy, mình phải tạo ra những sản phẩm mang tính chất làm quà lưu niệm, đó sẽ là cách dễ nhất để giúp sản phẩm của mình vươn xa.

Trong thời gian tới, chị Xía xác định tiêu thụ các sản phẩm của mình bằng cách kết hợp với du lịch. “Hiện tại, tỉnh Hòa Bình đang xác định du lịch là ngành mũi nhọn nên tôi sẽ dựa vào đó để giúp bà con phát triển kinh tế. Đầu tiên là xây dựng nhà truyền thống dân tộc Mông, tạo ra những hoạt động văn hoá như tổ chức Đội văn nghệ mang bản sắc riêng, bảo tồn và khai thác ẩm thực dân tộc của người Mông, nhằm thu hút du khách. Bản thân sẽ tìm cách tổ chức tập huấn cho chị em và kêu gọi một số hộ tham gia mô hình homestay, đào tạo thuyết minh viên, tiếp tân, hướng dẫn viên du lịch. Đây là cách để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm lưu niệm đặc trưng của dân tộc mình”, chị Xía cho biết.

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Thể thao - Ngọc Thu - 23:46, 01/06/2023
Sau 3 ngày tranh tài diễn ra sôi nổi, chiều 1/6, tại Nhà thi đấu tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cho các đoàn đạt thành tích cao tại Hội thi Thể thao các DTTS tỉnh năm 2023.
Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Sắc màu 54 - L.Phương - 23:43, 01/06/2023
Tối 1/6, UBND tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XIV năm 2023, tại thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát.
Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 21:05, 01/06/2023
Thứ 5, ngày 1/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Phóng sự - Tiêu Dao - 21:03, 01/06/2023
Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Kinh tế - Song Vy - H. Diễm - 20:53, 01/06/2023
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Du lịch - PV - 20:47, 01/06/2023
Lâu nay khi nhắc đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) du khách thường nghĩ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng, ở giữa “đại ngàn Măng Đen” có một ngôi làng của đồng bào DTTS độc đáo, bình yên mang đậm bản sắc của người Xơ Đăng.

"Lối mở" cho nghề làm nón Huế

Nghề nghiệp - Việc làm - Vũ Hảo - 20:45, 01/06/2023
Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Media - Tuấn Ninh - 20:35, 01/06/2023
Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Kinh tế - PV - 20:25, 01/06/2023
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Kinh tế - Mộc Lan - 20:23, 01/06/2023
Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo hướng củng cố số lượng, nâng cao chất lượng với mục tiêu đưa nông sản vươn ra “biển lớn”.