Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khai mạc Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất

PV - 15:55, 15/01/2019

Tối 14/1, tại khu đảo nổi Hồ Gia Nghĩa, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức, đã chính thức khai mạc.

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu. Ảnh: Thống Nhất- TTXVN

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất là sáng kiến rất đáng trân trọng nhân kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 – 1/1/2019). Thủ tướng nhắc lại Nghị quyết số 6, Hội nghị Trung ương 4, Khóa XII và khẳng định: Xây dựng văn hóa trong kinh tế, khai thác hiệu quả khía cạnh kinh tế của văn hóa, nâng cao giá trị văn hóa trong các sản phẩm mang đặc trưng, đặc sắc của mỗi địa phương. Với tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu ra một số quan điểm chiến lược trong bảo tồn phát triển văn hóa thổ cẩm ở nước ta. Trước hết, các bộ, ngành, nhất là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cần tích hợp khía cạnh văn hóa trong sản phẩm thổ cẩm gắn với từng vùng miền, từng cộng đồng, vào chiến lược phát triển du lịch. Đặc biệt, là các mô hình văn hóa du lịch cộng đồng, trải nghiệm từ miền núi Tây Bắc, Đông Bắc đến Tây Nguyên… Thủ tướng nhấn mạnh: “Hãy để mỗi tấm thổ cẩm dệt ra đều hàm chứa những câu chuyện đặc sắc về lịch sử, về bản sắc các văn hóa, phản ánh niềm tin và các giá trị thẩm mĩ đã làm nên sự đa dạng về văn hóa của 54 dân tộc anh em!”.

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất- TTXVN

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phướng phải góp phần xây dựng chiến lược truyền thông và định vị sản phẩm thổ cẩm Việt Nam, những nét khác biệt độc đáo, những giá trị bản sắc văn hóa cần được diễn tả một cách sâu lắng và hiệu quả đến người dân, du khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Thủ tướng mong muốn làm sao từ nay về sau, trong những quà tặng của Thủ tướng đối với các nhà lãnh đạo quốc tế trong những chuyến công du có sản phẩm thổ cẩm của đồng bào ta, trong đó có đồng bào Đắk Nông, làm ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành thời trang, dệt may, hàng tiêu dùng cần hợp tác với các địa phương có thế mạnh về thổ cẩm, các doanh nghiệp có liên quan… cùng nghiên cứu cách tiếp cận, đưa chất liệu thổ cẩm vào các quy trình sản xuất những sản phẩm cao cấp như áo, quần, túi xách, các đồ thời trang khác. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, cần tạo ra sự tương tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các sản phẩm thổ cẩm với các sản phẩm văn hóa khác.

Theo Thủ tướng, Chính phủ sẽ nghiên cứu các cơ chế chính sách nhằm bảo tồn những giá trị thổ cẩm truyền thống đích thực, kiên quyết không chấp nhận sự lai căng, những biểu hiện làm giả trong sản xuất kinh doanh thổ cẩm, quyết không để vàng thau lẫn lộn, làm hư hại đến sinh kê, niềm tin của những người làm ra sản phẩm thổ cẩm đích thực, chân chính.

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại lễ hội. Ảnh: Thống Nhất- TTXVN

Đặc biệt, Chính phủ kêu gọi tinh thần khởi nghiệp trong đồng bào, đặc biệt là thanh niêm, trong mục tiêu đánh thức mọi tiềm năng sản xuất, kinh doanh thổ cẩm. Nếu Việt Nam không có những doanh nghiệp sản xuất thổ cẩm mạnh, có năng lực quản trị, trình độ công nghệ và tư duy thị trường tiên tiến thì sản phẩm thổ cẩm của chúng ta khó có chỗ đứng trong nước và càng ít khả năng được thị trường nước ngoài biết đến. Bảo tồn và phát triển thổ cẩm không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là sứ mệnh đối với một di sản quan trọng, thiêng liêng đã được truyền từ đời này sang đời khác trong đồng bào các dân tộc Việt Nam. Chính thổ cẩm cũng góp phần làm nên tình đoàn kết, đa dạng về bản sắc văn hóa, lịch sử của 54 dân tộc anh em. Thổ cẩm Việt Nam cũng là một cầu nối văn hóa giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Mỗi một tấm thổ cẩm được dệt ra không chỉ là mồ hôi, công sức mà đó còn là tình cảm bao người. Giá trị làm nên tấm thổ cẩm không chỉ là chất liệu mà còn là hoa văn. Hoa văn thổ cẩm là nét chấm phá rất riêng của mỗi dân tộc trên từng tấm thổ cẩm, tượng trưng cho từng nhân sinh quan, tôn giáo, tín ngưỡng riêng. Mỗi nét vẽ, mỗi đường dệt trên những tấm thổ cẩm là biểu hiện của tâm tư, tình cảm, tài năng, phẩm hạnh của người vẽ, người dệt…

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam Hoa hậu Ngọc Hân và H’Hen Niê giao lưu với khán giả tại đêm khai mạc lễ hội. Ảnh: Ngọc Minh – TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi mọi người cùng chung tay để đưa thổ cẩm Việt Nam đến với người dân rộng rãi hơn nữa, tiếp cận du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, đến các nhà thiết kế, sàn diễn thời trang trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh hình ảnh thổ cẩm Việt Nam ra thế giới, gửi gắm trong hình ảnh thổ cẩm Việt Nam là sứ giả của 54 dân tộc Việt Nam…

Tiến sĩ Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, Trưởng Ban tổ chức, cho biết, “Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I”  tại Đắk Nông là dịp để tôn vinh giá trị của thổ cẩm Việt Nam, tri ân công lao của các nghệ nhân qua bao thế hệ đã có công sáng tạo, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm trở thành bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc trên mọi miền tổ quốc. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập tỉnh. Đồng thời, thông qua lễ hội nhằm tỉnh cũng muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh về văn hóa của Đắk Nông nói riêng và của Việt Nam nói chung đến với du khách gần xa.

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại lễ hội. Ảnh: Thống Nhất- TTXVN

Với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ”, “Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I” thu hút hơn 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng là đồng bào các dân tộc thiểu số ở 17 tỉnh, thành phố và mộ số đoàn khách quốc tế tham gia. Lễ hội bao gồm một chuỗi các hoạt động như: Triển lãm thực nghiệm không gian văn hóa thổ cẩm Việt Nam tại Đắk Nông; Không gian văn hóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam; Lễ hội đường phố; Hội thảo Văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Đắk Nông; Phục dựng nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; Trình diễn thời trang thổ cẩm....

THEO BÁO  DÂN TỘC MIỀN NÚI
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 6 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 8 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.