Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hát Xoan làng cổ - sản phẩm đặc trưng hút du khách

PV - 14:53, 11/01/2019

Sau khi hát Xoan được vinh danh trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ cho ra mắt sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ” gắn với các tour du lịch hàng ngày. Chỉ trong thời gian ngắn, loại hình du lịch mới này đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Hát Xoan làng cổ Ngày 4/4/2018, tại Miếu Lãi Lèn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ phối hợp với UBND thành phố Việt Trì tổ chức lễ công bố sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ” và tour du lịch hằng ngày Hà Nội - Phú Thọ. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Sản phẩm du lịch độc đáo

Tháng 4/2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và UBND thành phố Việt Trì phối hợp cho ra mắt sản phẩm “Hát Xoan làng cổ” gắn với  tour du lịch hàng ngày Hà Nội - Phú Thọ, phục vụ du khách. Hiện nay, sản phẩm “Hát Xoan làng cổ” đã trở thành điểm du lịch không thể thiếu trong tour du lịch của các công ty lữ hành đón khách về Phú Thọ. Từ khi hoạt động đến nay, các điểm “Hát Xoan làng cổ” đã đón trên 13 nghìn lượt khách du lịch, trong đó phần lớn là các đoàn khách du lịch quốc tế đến từ các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ…

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, hiện nhiều công ty lữ hành, du lịch đã xây dựng các tour du lịch về Phú Thọ và duy trì ổn định bình quân 2-3 đoàn khách quốc tế/tháng với loại hình "Du lịch văn hóa - trải nghiệm làng nghề”. Điểm dừng chân không thể thiếu của tour du lịch quốc tế là hoạt động “Hát Xoan làng cổ” gắn với các di tích lịch sử. Tour du lịch này nhận được đánh giá cao từ các đơn vị lữ hành.

Anh Đồng Đức Cường, Giám đốc Công ty Du lịch Sen Á Châu, thành phố Hà Nội cho biết: Trong tour về miền đất Tổ, tôi rất ấn tượng với hoạt động "Hát Xoan làng cổ", đây một trong những điểm nhấn của chương trình. Ngoài được nghe, trải nghiệm

hát Xoan, du khách còn được tham quan nhiều đình, đền, làng cổ của vùng đất Văn Lang xưa còn lưu giữ được. Đây là những sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với các du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Theo bà Phùng Thị Hoa Lê, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh, khi tham gia các tour du lịch về miền đất Tổ, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động như thưởng thức các làn điệu hát Xoan cổ tại các điểm di tích như miếu Lãi Lèn, đình cổ Hùng Lô, đình An Thái, đình Kim Đái (thành phố Việt Trì) do chính các nghệ nhân và thành viên của 4 phường Xoan gốc biểu diễn.

Bên cạnh đó, du khách còn được chiêm ngưỡng các không gian cổ kính như đình Hùng Lô, miếu Lãi Lèn và hơn 200 ngôi nhà cổ ở xã Hùng Lô, với rất nhiều giá trị về kiến trúc từ thời Hậu Lê còn lưu giữ tới nay. Du khách còn được thăm quan các làng nghề truyền thống, trải nghiệm các công đoạn làm bánh chưng - bánh dày trong truyền thuyết về Hoàng tử Lang Liêu làm ra thứ bánh tượng trưng cho trời tròn, đất vuông, sau được truyền ngôi trở thành vua Hùng thứ bảy…

Để đưa hát Xoan đến đông đảo du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tổ chức hát Xoan định kỳ tại đình Hùng Lô từ 14 -16 giờ hàng ngày và tại miếu Lãi Lèn từ 14-16 giờ thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần. Các tiết mục hát Xoan sẽ do các nghệ nhân và thành viên các phường Xoan biểu diễn. Đặc biệt, vào các dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, chương trình “Hát Xoan làng cổ” sẽ được các nghệ nhân biểu diễn hàng ngày (từ 8-16 giờ) tại hai địa điểm trên nhằm phục vụ đồng bào, du khách cả nước.

UBND thành phố Việt Trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho ra mắt tour du lịch mới “City tour Việt Trì” gắn với các điểm “Hát Xoan làng cổ” trên địa bàn thành phố, với 9 điểm đến và 3 chương trình tham quan hấp dẫn trong thành phố Việt Trì với thời gian một ngày, giúp du khách lựa chọn tham quan khi về với Đất Tổ Vua Hùng. Đồng thời,việc thưởng thức hát Xoan được gắn kết với những tour trải nghiệm khác như làng nghề nón lá Gia Thanh (huyện Phù Ninh), tương làng Bợ (huyện Thanh thủy)...; kết hợp các sản phẩm du lịch tâm linh tham quan đền Hùng với các du lịch nghỉ dưỡng như du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, Vườn Quốc gia Xuân Sơn…

Nỗ lực bảo tồn di sản

Kể từ khi di sản hát Xoan được vinh danh, du khách đến với Phú Tho ngày càng tăng, nhất là khách du lịch quốc tế. Những nghệ nhân tại các phường Xoan gốc như phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét hay Kim Đái...  thường xuyên được đón khách.

Bà Nguyễn Thị Lịch, trùm phường Xoan An Thái cho biết: Trước khi được vinh danh, chúng tôi đã đón khách. Từ khi hát Xoan được vinh danh, khách du lịch tới đây thưởng thức hát Xoan mỗi ngày đông hơn. Có tuần, phường Xoan An Thái phục vụ 2-3 đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế đến để tham quan, nghe hát Xoan. Các du khách cũng lên hát giao lưu, điều này khiến chúng tôi rất vui và phấn khởi.

Anh Nguyễn Văn Quyết, trùm phường Xoan Kim Đái cho biết: Trước đây chỉ có một số rất ít bạn trẻ tham gia hát Xoan, ngày nay không chỉ lớp trẻ ở các phường Xoan tham gia mà có ở khắp tỉnh Phú Thọ.

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể  thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết, việc bảo tồn tại và phát huy giá trị di sản hát Xoan đang được tỉnh đặc biệt quan tâm. Đến nay, toàn bộ không gian văn hóa thực hành di sản hát Xoan tại các phường Xoan gốc đã được tu bổ và phục hồi hoàn chỉnh. 20/30 di tích không gian văn hóa thực hành hát Xoan được tu bổ, tôn tạo, phục hồi đáp ứng yêu cầu thực hành di sản hát Xoan. Các lễ hội truyền thống gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan được duy trì và phục hồi tạo không gian văn hóa cho cộng đồng thực hành, trình diễn và trao truyền di sản. Từ chỗ chỉ còn 7 nghệ nhân có khả năng truyền dạy di sản đến nay, toàn tỉnh đã có gần 100 nghệ nhân có khả năng truyền dạy và 300 nghệ nhân kế cận.

Hát Xoan cũng được đưa về cộng đồng, phát huy vai trò của cộng đồng trong gìn giữ câu hát có từ thời Hùng Vương. Từ các phường Xoan gốc, khúc hát môn đình lan tỏa khắp 13 huyện, thị, thành. Toàn tỉnh hiện có 34 Câu lạc bộ cấp tỉnh với trên 1.500 người tham gia thực hành hát Xoan. Hát Xoan còn được thực hành ở 64 câu lạc bộ hát Xoan và dân ca cấp huyện và 42 câu lạc bộ hát Xoan và dân ca cấp xã.

Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể  thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hội thảo để đánh giá giá trị di sản; thực hiện các chương trình quảng bá, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và quảng bá phát triển du lịch về giá trị của di sản hát Xoan. Đồng thời, ngành Văn hóa xây dựng các bộ phim tư liệu về hát Xoan; tổ chức tạo không gian lan tỏa của hát Xoan bằng cách đẩy mạnh giảng dạy hát Xoan trong nhà trường, để có được lớp công chúng trẻ tuổi hiểu, yêu và cảm thụ được hát Xoan.

THEO BÁO DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người Bru-Vân Kiều ở Ho Rum làm “công nghiệp không khói"

Người Bru-Vân Kiều ở Ho Rum làm “công nghiệp không khói"

Ngược đường 10 lối rẽ vào đường mòn Hồ Chí Minh nhánh Tây để lên bản biên giới Ho Rum (xã Kim Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) vào một ngày đầu thu. Vừa tới bản, bà chủ Homestay người Bru-Vân Kiều Hồ Thị Son hồ hởi: “Dưới xuôi có nhà máy may, nhà máy gỗ…. bản em giờ cũng phải làm công nghiệp chứ, nhưng là "công nghiệp không khói” anh ạ.
Tin nổi bật trang chủ
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 6 phút trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 1 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 1 giờ trước
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng ngày 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 4 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 5 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.
Tỉnh Bình Phước cần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Tỉnh Bình Phước cần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 27/9, tại Bình Phước, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và cải cách tư pháp của tỉnh 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: tỉnh Bình Phước cần triển khai các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phù hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Phải gắn bó chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.