Tối 5/5 vừa qua, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn (Bình Định), đã diễn ra Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật Bài chòi Trung bộ, Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (DSVHPVT).
Hiện nay, tại các hội thảo khi bàn về khía cạnh sinh kế của đồng bào DTTS, nhiều người vẫn hay lấy ví dụ về chuyện đồng bào Mông xuống chợ bán gà.
Tỉnh Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống như Thái, Mông, Kinh, Dao, Tày, Phù Lá, Si La... Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa mang bản sắc riêng, do đó các trò chơi dân gian cũng rất phong phú, đa dạng và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của bà con.
Lần đầu tiên, công chúng Thủ đô Hà Nội và du khách nước ngoài đã được thưởng thức một Chương trình diễn xướng dân gian đặc sắc với chủ đề “Câu then Việt Bắc” tại phố cổ Hà Nội vào một ngày cuối tháng Tư.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 8/5/2018 (tức từ ngày 20 đến 23/3 âm lịch) tại khu di tích Tháp Bà Ponagar, Khánh Hòa.
Cũng như cộng đồng các DTTS ở Việt Nam, đồng bào Giáy ở Lào Cai có những nghi lễ vòng đời cho mỗi một con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi.
Nhằm chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn, phát huy và truyền dạy tri thức văn hóa dân gian dân tộc Thái, trong dịp lễ (từ 29/4-1/5) vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái tỉnh Điện Biên (thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Chương trình Giao lưu các CLB bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái năm 2018 lần thứ 2, tại TP. Điện Biên Phủ.
Tại Châu Giang (An Giang), phần lớn dân cư đều sinh sống bằng nghề dệt thổ cẩm. Họ tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như Sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác hay tinh xảo hơn là túi xách, ví đựng tiền, dép… những sản phẩm có hoa văn độc đáo, lạ mắt, nhưng vô cùng đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân miền Tây Nam bộ.
Lễ hội Xăng Khan là di sản văn hóa lâu đời, thể hiện bản sắc riêng, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An (gồm các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn).
Theo truyền thống trong cộng đồng người Ê-đê, nghề dệt thổ cẩm chỉ dành cho phụ nữ, còn đàn ông đan gùi và rèn. Vậy nhưng, hai chàng trai Ê-đê ở Đăk Lăk lại say mê nghề dệt, họ không chỉ biết dệt mà còn dệt thành thạo nhiều hoa văn độc đáo tạo ra những sản phẩm thổ cẩm tinh tế.
Gặp lại người bưu tá kiêm nhạc sĩ của bản Mường sau hơn hai chục năm xa quê, lòng tôi trào dâng một cảm xúc rưng rưng. Người bưu tá say mê văn nghệ xưa, nay tóc đã pha sương; điều tôi cảm nhận còn lại trong ông là một tâm hồn nhiệt huyết với giai điệu nhuôn, lăm… Ông là Sầm Quang Lý, nhạc sĩ dân tộc Thái ở xóm Đồng Huống, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An)-người đã gặt hái được nhiều giải cao trong các đợt Liên hoan Tiếng hát làng Sen tỉnh Nghệ An.
Trong sinh hoạt của đồng bào Cơ-tu (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế), sau khi thu hoạch mùa vụ và bắt đầu một mùa gieo trồng mới thường tổ chức vào tháng 2, tháng 3 âm lịch hằng năm. Đồng bào dân tộc Cơ-tu lại nô nức chuẩn bị ngày Lễ tạ ơn Yàng Xứ (hay còn gọi là Lễ tạ ơn các vị thần linh: Yàng trời, Yàng đất, Yàng sông suối, Yàng núi rừng...).
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) vừa qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng đã giới thiệu đến công chúng nghệ thuật sân khấu Dù kê tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Nhìn lại thời gian, chiếc yếm đào trong trang phục của người Thăng Long xưa cũng đã có nhiều sự thay đổi.
Người Nùng ở Cao Bằng có tục uống rượu bằng thìa trong các dịp đám cưới, vào nhà mới, mừng thọ hoặc mỗi khi có khách đến chơi nhà hay có thức ăn ngon, thìa rượu luôn “mở đầu câu chuyện”.
Người Ê-đê có khoảng 45 vạn người, cư trú tập trung ở tỉnh Đăk Lăk, phía Nam tỉnh Gia Lai, miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và một phần phía Bắc của tỉnh Ðăk Nông.
Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2018 đang diễn ra tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm 2018 sẽ diễn ra trong 02 ngày 11-12/5 (tức ngày 26-27/3 âm lịch) tại thị trấn Mèo Vạc và xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Trải qua nhiều thăng trầm, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang), ở xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) từng nổi tiếng nghề dệt thổ cẩm Khmer (còn gọi Silk Khmer). Song, hiện nay chỉ còn ấp Srây Sakốth (xã Văn Giáo) giữ được nghề.
Từ ngày 19-22/4/2018, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) và Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam".