Cách đây đã 75 năm ( ngày 20/2/1947), Bác Hồ viết thư gửi đồng bào vùng thượng du Thanh Hóa. 75 năm trôi qua, đồng bào các DTTS Thanh Hóa luôn nhớ những lời căn dặn yêu thương của Người, phấn đấu phát triển kinh tế, xã hội, làm giàu cho quê hương để xứng đáng với niềm tin và lời căn dặn của Bác.
Đây là nhấn mạnh trong phát biểu của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tại Lễ Khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III diễn ra tối 24/12, tại Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Sáng 21/12, chính quyền tỉnh Điện Biên, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên cùng Nhân dân các dân tộc xã Mường Phăng (T.P Điện Biên Phủ) tổ chức lễ rước, an vị Tượng thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu tưởng niệm thuộc di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vừa qua, Tỉnh đoàn Gia Lai đã tổ chức Liên hoan Cồng chiêng thanh thiếu niên toàn tỉnh Gia Lai lần thứ 5, năm 2021. Hội thi đã đem đến bức tranh văn hóa đa sắc màu của các dân tộc thiểu số, đồng thời khơi dậy tình yêu văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ.
Có người từng bảo, chưa lên Cao nguyên đá thì xem như chưa đến Hà Giang, còn tôi lại cho rằng, chưa lên Lũng Cú, chưa được chạm tay vào cột mốc quốc gia thiêng liêng nơi cực Bắc Tổ quốc thì coi như chưa đến Cao nguyên đá. Nói vậy để thấy rằng, Lũng Cú có ý nghĩa đặc biệt, là điểm hẹn kỳ diệu đối với bất cứ người con nào của đất Việt.
Dưới chân núi Khau Rịa cao sừng sững, đồng bào Tày ở bản Rịa, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, Lào Cai) luôn coi Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Ma Thanh Sợi, là “truyền nhân” văn hóa Tày của vùng đất này. Ở tuổi 77, nghệ nhân Ma Thanh Sợi vẫn cần mẫn ngày đêm sưu tầm, ghi chép và truyền lại kho tàng văn hóa dân gian của vùng đất Nghĩa Đô cho thế hệ con cháu.
"Con gái Nùng ai có bàn tay xanh màu chàm thì tự hào lắm, bởi chứng tỏ họ là người đảm đang, khéo léo", bà Tráng Già Mìn ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tự hào nói với chúng tôi như thế, khi chúng tôi tò mò cứ ngắm mãi đôi bàn tay của những người phụ nữ nơi đây.
Trong lĩnh vực múa dân gian, có những điệu múa của đồng bào DTTS chỉ xuất hiện trong các nghi lễ truyền thống, gắn với không gian linh thiêng nên ít khi xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn. Tiêu biểu như điệu múa chiêu của dân tộc Xơ Đăng và các điệu múa chuông, múa rùa, múa dao, múa kiếm... của dân tộc Dao.
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
Trong nhiều năm qua, ngành Văn hóa đã có những nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS). Tuy nhiên, việc bảo tồn mới giải quyết được “chiều rộng” mà chưa có “chiều sâu” . Do đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trong giai đoạn tiếp theo, cần có những giải pháp căn cơ, phù hợp thực tiễn hơn.
Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.
Cùng với dân tộc Kinh, trên địa bàn Đồng Nai còn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chung sống như: Chơro, Mạ, Xtiêng, Dao, Khmer, Tày, Nùng… Bên cạnh các phong tục quen thuộc, đồng bào các DTTS ở Đồng Nai còn có nhiều phong tục, tín ngưỡng thú vị. Trong đó, nổi bật là tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Định Quán; tục gửi con, gửi họ và lễ cấp sắc của người Dao…
Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị vừa xuất bản đầu sách “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô” tập 1. Sách do tác giả Y Thi làm Chủ biên, tập hợp 41 bài viết của 6 tác giả, trong đó đa phần là hội viên Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh.
Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ Giáo dục triều Nguyễn - vang vọng còn lại vừa được khai mạc trực tuyến trước thềm năm học mới. Thông qua những hình ảnh, tài liệu đặc biệt, triển lãm gửi gắm thông điệp từ xa xưa để thế hệ hôm nay gạn đục khơi trong, chắt lọc tinh hoa của giáo dục triều Nguyễn và vận dụng linh hoạt vào nền giáo dục đương đại. Đây cũng là nơi người xem có thể tìm thấy những ký ức về một thời vàng son bút nghiên Nho học đã lui vào quá khứ.
Hòa nhịp với cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ người Co ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) giờ đây không chỉ say mê trong nhịp cồng chiêng, mà còn truyền bá, giới thiệu di sản văn hóa của đồng bào mình bằng các phương tiện phù hợp.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên nhiều trẻ em vùng cao Nghệ An đã sớm biết lao động kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Vào những ngày nghỉ Hè, nhiều em học sinh người dân tộc Thái đã thêu váy thuê để kiếm tiền mua sách vở, quần áo chuẩn bị cho năm học mới.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã có Thông báo số 86/TB-UBND về việc dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” lần thứ VI năm 2021.
Bảo tàng Đắk Lắk vừa tổ chức khai mạc trực tuyến Trưng bày chuyên đề “Những ngôi nhà xưa ở Tây Nguyên”. Trưng bày giới thiệu một số hình ảnh về kiến trúc nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.
Ngược lên thượng nguồn dòng sông Chảy, chúng tôi đến thôn Bản Mế (xã Bản Mế) nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Nùng ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất, là màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng già nguyên sinh.
Huyện Phong Thổ là địa phương có tỷ lệ người Thái sinh sống cao nhất tỉnh Lai Châu. Đồng bào dân tộc Thái tạo nên một vùng di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tô đẹp bức tranh đa sắc màu văn hóa Lai Châu nói riêng, Tây Bắc nói chung.