Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ Giáo dục triều Nguyễn - vang vọng còn lại: Tìm lại vàng son một thuở

PV - 09:56, 07/09/2021

Triển lãm 3D tài liệu lưu trữ Giáo dục triều Nguyễn - vang vọng còn lại vừa được khai mạc trực tuyến trước thềm năm học mới. Thông qua những hình ảnh, tài liệu đặc biệt, triển lãm gửi gắm thông điệp từ xa xưa để thế hệ hôm nay gạn đục khơi trong, chắt lọc tinh hoa của giáo dục triều Nguyễn và vận dụng linh hoạt vào nền giáo dục đương đại. Đây cũng là nơi người xem có thể tìm thấy những ký ức về một thời vàng son bút nghiên Nho học đã lui vào quá khứ.

 Những tư liệu về lễ khai giảng dưới triều Nguyễn
Những tư liệu về lễ khai giảng dưới triều Nguyễn

Triển lãm diễn ra tại địa chỉ website http://archives.org.vn do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) phối hợp tổ chức.

Ôn c tri tân

Bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho biết, nền giáo dục xưa, trong đó có giáo dục dưới triều Nguyễn (1802-1945) đã lùi xa, nhưng tính công bằng, nghiêm minh trong khoa cử, cách rèn luyện tinh thần học tập, cách tu dưỡng đạo đức, nhân cách, hun đúc khí tiết cho con người... vẫn là những giá trị có sức sống lâu bền trong thời đại ngày nay. Đã hơn 100 năm kể từ khoa thi Nho học cuối cùng của triều Nguyễn, những dấu tích xưa tưởng như đã là quá khứ, thế nhưng hàng trăm tài liệu đặc sắc từ khối di sản tư liệu Châu bản và Mộc bản được giới thiệu ở triển lãm đã “phát lộ” những chân dung, câu chuyện cụ thể, từ việc thiết lập hệ thống trường học đến không khí khai giảng năm học mới. Những bài học xưa lần lượt được khắc họa theo 5 chủ đề: Khai giảng; Trường học; Người thầy; Học tập - thi cử; Khuyến học - khuyến tài.

Với chủ đề Khai giảngTriển lãm đã giới thiệu những hình ảnh sinh động về ngày đầu tiên của năm học mới. Buổi lễ được tiến hành theo ngày tốt mà Khâm thiên giám chọn, sau ngày khai ấn, được thực hiện chu đáo và trang trọng. Quan Tế tửu dẫn theo toàn bộ thầy trò - mũ áo chỉnh tề lên Di Luân đường làm lễ yết cáo Tiên sư (Khổng Tử). Chủ đề Trường học mang tới những hình ảnh về hệ thống trường học công lập hoạt động một cách quy củ, bài bản dưới triều Nguyễn, được mở rộng khắp từ Kinh đô đến các địa phương, tổ chức đến cấp huyện ở đồng bằng và cấp châu một số nơi ở miền núi.

Các tài liệu Châu bản, Mộc bản tại triển lãm còn cho thấy vai trò quan trọng của người thầy trong xã hội xưa. Họ không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy lễ nghi, đạo lý, là tấm gương mẫu mực và được xã hội trọng vọng, đề cao. Vì vậy, việc tuyển chọn người làm thầy luôn hướng đến tiêu chuẩn giỏi chữ nghĩa văn chương, có đạo đức, khí tiết theo chuẩn mực lúc bấy giờ, như lời dụ của Hoàng đế Tự Đức “không câu nệ là người trong hạt hay người khác nha, thấy người tài đức nổi trội thì làm tập tâu đầy đủ dâng lên”. Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn cũng đã lưu lại tên tuổi của nhiều người thầy tiêu biểu là tấm gương sáng về đạo đức, khí tiết và học vấn uyên bác lúc bấy giờ.

Thi cử được coi là con đường để Nhà vua tuyển chọn người ra giúp nước. Triều Nguyễn đã kế thừa những kinh nghiệm và định chế về tổ chức khoa cử ở các triều đại trước, đồng thời cũng là triều đại hoàn thiện các hoạt động thi cử ở một bước cao hơn, để lại nhiều bài học quý giá cho hoạt động giáo dục và thi cử hiện nay. Tính công bằng được đề cao, đặc biệt, để đảm bảo sự trong sạch trong kỳ thi, những người dự vào hội đồng thi, nếu có quan hệ thân thuộc với người dự thi phải khai báo để “hồi tị” (tránh né), nếu cố tình không khai báo sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Các hình ảnh giới thiệu về nội dung này được tái hiện trong chủ đề Học tập - thi cử.

Triển lãm cũng mang tới những hình ảnh, thông tin tài liệu về nội dung Khuyến học - khuyến tài. Theo đó, các vua triều Nguyễn rất coi trọng việc chiêu hiền đãi sĩ. Nhà vua ban sách vở, dầu đèn, cấp lương cho giám sinh ăn học ở Quốc Tử Giám. Giám sinh ở xa quê được cấp tiền mua chăn đệm chống rét, đảm bảo sức khỏe. Triều Nguyễn còn là triều đại có chính sách khuyến học đối với dân tộc ít người.

Triển lãm khắc họa những bài học xưa theo 5 chủ đề: Khai giảng; Trường học; Người thầy; Học tập - thi cử; Khuyến học - khuyến tài
Triển lãm khắc họa những bài học xưa theo 5 chủ đề: Khai giảng; Trường học; Người thầy; Học tập - thi cử; Khuyến học - khuyến tài

Cht lc tinh hoa

Ý nghĩa của cuộc triển lãm càng được nhân lên khi những tài liệu đặc biệt này được đưa đến trong bối cảnh hàng triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới với một tâm thế đặc biệt: Học trong thời dịch bệnh. Nhiều hiện vật, tư liệu quý được trưng bày trong không gian trực tuyến này sẽ cho công chúng thấy được sợi dây kết nối tư duy xuyên suốt từ ngàn xưa cho đến hôm nay. Để thấy rằng, trong bất kỳ thời đại nào, hoàn cảnh nào, dù có khó khăn đến đâu thì việc học vẫn luôn có vai trò quan trọng.

Đáng chú ý, trong số đó có những tài liệu là minh chứng chính sách khuyến khích học “tiếng Tây” có từ triều Nguyễn. Theo đó, trong triều đại này, các vị vua đều quan tâm đến việc học ngoại ngữ và ban hành nhiều chủ trương, chính sách về dạy và học các thứ tiếng nước ngoài. Đơn cử, trong một tài liệu Mộc bản có nêu: “Phụng xét người bản quốc hiện nay am hiểu tiếng Pháp rất ít, lúc cần phái việc gì rất ít người. Nếu chọn các con em thiếu niên ra nước ngoài học tập thì phí tổn rất lớn mà lần đầu đi xa chưa hẳn đã vui vẻ, tình nguyện. Vậy nay xin quan do phủ Thừa Thiên và hai tỉnh Nam Ngãi hết lòng tuyển chọn các con em của dân lương và trẻ nhỏ trong hạt từ 10 đến 16 tuổi, mỗi tỉnh khoảng 10 tên gửi đến hoặc do nha thần tập hợp. Toàn năm cấp quần áo, đồ ăn, phái một viên ký lục (tú tài xuất thân) và một viên thông ngôn (như Nguyễn Đức Minh) sung giáo tập và thông dịch tiếng Pháp thuộc nha đến dạy học”.

Sau khi thực dân Pháp xâm lược (1858), việc tiếp xúc với tiếng Pháp, chữ Pháp mở rộng hơn trước đã đòi hỏi người học phải nâng cao trình độ, triều đình nhà Nguyễn ban hành quy định và chế độ học tiếng Tây mới. Cụ thể, người học chữ Tây, tiếng Tây, hạn học tập mỗi ngày quy định là 10 chữ kể cả tiếng nói. Cứ 3 tháng một kỳ, nội các và Bộ Lễ phối hợp sát hạch. Ai đọc thuộc lòng, thông hiểu, chữ viết đúng, ngay ngắn, nhiều đến 100 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng ưu, được thưởng 6 quan tiền; nếu được 50 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng trung bình, được thưởng 4 quan tiền.

Cũng thông qua các tài liệu từ Mộc bản, Châu bản triều Nguyễn, ký ức về những dấu mốc quan trọng trong hoạt động giáo dục triều Nguyễn được kể lại một cách sinh động. Trong đó, có những thông tin thú vị về việc xây trường, dựng lớp. Năm 1803, vua Gia Long cho mở nhà Quốc học tại Kinh đô Huế để tổ chức dạy học cho con cháu thuộc dòng họ tôn thất của nhà vua, con của các quan chức thuộc bộ máy Nhà nước và con của dân thường ưu tú, nhằm bổ sung vào đội ngũ quan lại của triều đình. Năm 1820, thời Minh Mệnh, nhà Quốc học chính thức mang tên Quốc Tử Giám, trở thành trường học cấp cao nhất ở Kinh đô dưới triều Nguyễn. Quan tâm tới việc đào tạo, vua Tự Đức giao những người nào học hạnh sung làm chức quan ở Quốc Tử Giám. Các giám sinh được triều đình tạo điều kiện tốt nhất có thể cho việc học hành, ăn ở tại Giám, được triều đình cấp tiền, dầu đèn. Những người học kém, lười biếng sẽ bị trách phạt, thậm chí đuổi học.

Bước vào năm học mới, triển lãm Giáo dục triều Nguyễn - vang vọng còn lại ra mắt sẽ là nơi giúp các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng tìm hiểu những thông tin thú vị về một thời vàng son của Nho học, sống lại không khí bút nghiên trong quá khứ. /.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.