Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan tỏa các giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô

PV - 11:55, 08/09/2021

Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị vừa xuất bản đầu sách “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô” tập 1. Sách do tác giả Y Thi làm Chủ biên, tập hợp 41 bài viết của 6 tác giả, trong đó đa phần là hội viên Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh.

Một số hình ảnh được trình bày trong cuốn sách Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô (tập 1)
Một số hình ảnh được trình bày trong cuốn sách Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô (tập 1)

Hòa trong dòng chảy văn hóa của 54 dân tộc anh em trên cả nước, di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Bru Vân Kiều và Pa Kô (tập trung ở hai huyện Hướng Hóa và Đakrông) rất đồ sộ, bao gồm nhiều lĩnh vực, từ thiết chế xã hội cổ truyền, hôn nhân và gia đình, đời sống tâm linh, ma chay, lễ hội đến văn hóa vật thể và phi vật thể.

Những giá trị văn hóa đặc sắc đó được tái hiện trên từng trang sách, thông qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi và trải nghiệm của các tác giả mà nhiều người trong số họ mang dòng máu của người Bru Vân Kiều, Pa Kô.

Với người Bru Vân Kiều, Chủ làng tồn tại theo nguyên tắc cha truyền con nối (Chủ làng và chủ đất là một). Nhưng với người Pa Kô, có trường hợp Chủ làng, Chủ đất là hai người khác nhau. Tuy nhiên, cả người Bru Vân Kiều và Pa Kô đều coi việc chọn đất để dựng bản làng là việc cực kỳ quan trọng.

Với người Bru Vân Kiều, công việc này được Già làng quyết định, dựa vào các yếu tố thực tế (bảo đảm các yếu tố thuận lợi cho sản xuất, cư trú, gần nguồn nước…) và yếu tố tâm linh (tức là phải được thần linh - Yàng đồng ý). Khi được Yàng đồng ý (thông qua việc xem chân giò gà), “Già làng chọn 8 hạt gạo tốt (hạt gạo nguyên, lành lặn, không sứt mẻ) bỏ vào 1 ống tre, chôn nằm ngang xuống chỗ đất đã chọn. Sau 3 ngày đêm đào lên, nếu 8 hạt gạo còn nguyên vẹn, không xê dịch, có nghĩa Yàng báo cho biết đây là chỗ đất tốt lành… bấy giờ mới tiến hành dựng bản làng” (Bản làng truyền thống của người Bru Vân Kiều).

Tiệc mừng đám cưới tại gia đình nhà trai của người Pa Kô
Tiệc mừng đám cưới tại gia đình nhà trai của người Pa Kô

Tương tự, để chọn được đất lành, người Pa Kô có quan niệm mang tính tâm linh về vùng đất dữ hay lành theo cách thức “cắm cọc” và “chôn gạo” xuống đất. Nếu như việc chọn đất dựa theo cách “chôn gạo” diễn ra tương tự như cách làm của người Bru Vân Kiều, thì việc cắm cọc chọn đất lại phụ thuộc vào giấc mơ của những người đi chọn đất. “Nếu trong giấc mơ, họ nhìn thấy mình bắt được nhiều cá, ăn cơm với cá… thì có nghĩa là đất lành, thần linh cho phép dựng bản làng và ngược lại…” (Cách thức tổ chức bản làng truyền thống của người Pa Kô). Tuy nhiên, trong nhiều giấc mơ xấu, tốt của những người đi chọn đất thì việc quyết định chọn nơi dựng làng do Chủ làng và Già làng quyết định.

Theo tác giả Hồ Chư: “Quan niệm dống-sarái (nhà rẫy) là một quan niệm có tính chất tâm thức, định mệnh. Nó gắn chặt cuộc đời của người Bru Vân Kiều vào cặp phạm trù từ nhà ra rẫy, từ rẫy về nhà…” (Lễ tế Yàng trong sản xuất của người Bru Vân Kiều). Vì thế, việc chọn đất để làm nhà, với họ quan trọng giống như chọn đất để lập làng.

Người Pa Kô luôn tôn thờ thần Lúa. Hằng năm, họ làm lễ Apier vào tháng 3 âm lịch trước lúc xuống giống; tháng 6 âm lịch thì làm lễ Puh boh và tháng 10 âm lịch thì làm lễ Kvăng trước khi thu hoạch. Ngoài ra, họ còn có lễ Tăng aper, có nghĩa là cầu chúc mùa gieo trồng xanh tốt. Không đông như người Bru Vân Kiều, người Pa Kô ở hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông khoảng 10.000 người.

Thiếu nữ Pa Kô trong lễ hội Ariêuping
Thiếu nữ Pa Kô trong lễ hội Ariêuping

Theo tác giả Hồ Chư, điểm nổi bật nhất trong đời sống văn hóa vật chất của người Pa Kô là dệt váy, áo khố và đan lát các vật dụng trong gia đình; còn văn hóa tinh thần tuy chưa phong phú nhưng “phần nào đã khắc họa được nét nhân bản sâu xa, sự rung cảm tự nhiên trước cuộc sống đầy gian lao nơi núi rừng” (Đời sống xã hội và văn hóa của người PaKô/Tà Ôi - Hồ Chư).

Đời sống văn hóa tinh thần của người Bru Vân Kiều và Pa Kô rất phong phú, đa dạng. Nhiều trong số đó được gìn giữ đến ngày hôm nay và được tái hiện một cách sinh động qua các bài viết như: Lễ tế Yàng trong sản xuất của người Bru Vân Kiều (Hồ Chư); Tục đi sim (Y Thi); Lễ hội A-gia của đồng bào Pa Kô (Hồ Phương), Lễ hoàn ân thổ thần ở bản A Liêng, xã Tà Rụt, Đakrông (Kray Sứk)…

Trong đời sống văn hóa của mình, đi sim là một tập tục có tự lâu đời của người Bru Vân Kiều, thể hiện khát vọng tự do yêu đương của thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Tác giả Y Thi trong bài viết Tục đi sim của người Bru Vân Kiều đã tái hiện lên trước mắt bạn đọc một khung cảnh nên thơ dưới ánh trăng, bên bờ suối thanh vắng, những đôi bạn trẻ tự tình qua tiếng hát giao duyên.

Lời yêu thương trao gửi: “Như trăm năm được gặp một lần/Như mười năm được gặp một dịp/Hãy chung vui cho tròn, cho trọn” ẩn chứa bao điều muốn nói. Làn điệu Oát và Xà nớt được tiếng đàn Ta lư thánh thót, hân hoan, tiếng sáo Khui lúc bổng lúc trầm quyện hòa với nhau, gây đắm say lòng người trong không gian đầy chất nhạc và thơ, khiến tác giả thốt lên “lãng mạn đến ngỡ ngàng”. Nên dẫu có thành đôi hay không không quan trọng, cốt là trong nhịp sống căng tràn của tuổi trẻ, có những phút giây họ thả hồn mình bay bổng: “Ta hãy thức theo vầng trăng sáng/Ta cùng vui cho năm tháng trọn đầy…”.

Người dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Trị có một gia tài nhạc cụ rất phong phú. Mỗi loại nhạc cụ để phục vụ một lễ hội khác nhau. Nếu như trong tục đi sim, người Bru Vân Kiều, Pa Kô sử dụng đàn Ta lư và sáo Khui thì “lễ tế thần linh, lễ tang phải có thanh la, chiêng, trống; mừng lúc mới phải có nhạc cụ xa rờ; lễ cúng cầu hồn phải có sáo pi…” (Nhạc cụ của các dân tộc miền Tây Quảng Trị - Anh Thi).

Con trai và con gái Pa Kô được tự do hò hẹn để cùng trò chuyện tìm hiểu nhau
Con trai và con gái Pa Kô được tự do hò hẹn để cùng trò chuyện tìm hiểu nhau

Không chỉ đề cập đến khía cạnh văn hóa mà thông qua đó, các tác giả đã nêu bật được phẩm chất gan dạ, một lòng đi theo cách mạng của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Nói đến trang sức của người Bru Vân Kiều, Pa Kô không thể không nhắc đến đôi khuyên tai. Không chỉ có thế, trong những năm chiến tranh, những đôi khuyên tai còn gánh vác một trọng trách thiêng liêng, đó là cất giấu tài liệu mật.

Là một người Pa Kô, tác giả Kô Kăn Sương đã có những bài viết thể hiện sự am hiểu sâu sắc về đời sống văn hóa tinh thần của bà con dân tộc mình. Khi nói đến trang sức của người phụ nữ nơi đây, tác giả nhắc đến đôi khuyên tai với những chi tiết thú vị. Trong bài viết “Đôi khuyên tai trong đời sống người Vân Kiều, Pa Kô”, người đọc được biết thêm về những nghệ nhân người Bru Vân Kiều, Pa Kô đã kỳ công làm ra những đôi khuyên tai vừa mang tính thẩm mỹ, vừa phải bảo đảm được yếu tố bí mật để bên trong cất giấu được các loại tài liệu phục vụ cho cách mạng.

Người Bru Vân Kiều, Pa Kô có nhiều nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát được gìn giữ đến tận bây giờ. Tình yêu với nghề cùng những nỗ lực giúp nghề truyền thống của bà con hồi sinh được thể hiện trong các bài viết Nghề dệt thổ cẩm ở A Túc đang hồi sinh - Trương Quang Hiệp; Người đàn ông với tình yêu A Chói - Kô Kăn Sương...

Cũng qua cuốn sách này, chúng ta được biết thêm về văn hóa ẩm thực của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Đó là hương vị nồng say của chén rượu cần, rượu đoác; là bánh Ayỡh ấm áp hương xuân; canh xi ắp dân dã nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng; món aar vel cân đưh (cháo nấu đặc) mang đậm nghĩa tình… Không chỉ đơn thuần là những món ăn mà qua đây, các tác giả còn khắc họa được tính cách, lối sống chân thực, giản dị cũng như tấm lòng của Bru Vân Kiều, Pa Kô dành cho người thân và khách quý.

Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào Bru Vân Kiều
Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào Bru Vân Kiều

Những năm qua, việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh chưa được toàn diện. Đặc biệt là tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, trang phục truyền thống… của đồng bào Bru Vân Kiều và Pa Kô đang đứng trước nguy cơ mai một dần.

Thông qua cuốn sách Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô - tập 1, các tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của người Bru Vân Kiều và Pa Kô trong nhịp sống hiện đại; kêu gọi các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, có chính sách phù hợp đối với công tác nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật đối với lịch sử, văn hóa của đồng bào nơi đây.

Như đã đề cập ở đầu bài viết, di sản văn hóa truyền thống của người Bru Vân Kiều và Pa Kô rất đồ sộ. Cuốn sách Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô - tập 1 chỉ mới đề cập đến một phần giá trị trong kho tàng đồ sộ đó.

Hy vọng với những đầu sách tiếp theo, các tác giả tiếp tục phổ cập được hết những giá trị văn hóa đặc sắc, những phong tục tập quán, văn hóa cổ truyền của người đồng bào dân tộc thiểu số nói trên, kể cả việc rút ra những tập tục lạc hậu để từ đó loại bỏ dần, góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, giàu đẹp đối với người Bru Vân Kiều và Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Media - BDT - 23:20, 16/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”. Về Bình Phước khám phá hồ thủy điện Thác Mơ. Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Pháp luật - Ngọc Chí - 22:57, 16/05/2025
Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025
Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Xã hội - Tào Đạt - 22:50, 16/05/2025
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, đơn vị đang xây dựng phương án chạy đôi tàu khách từ ga Đồng Hới đến ga Đông Hà và ngược lại.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:49, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều16/5, Tỉnh ủy Bình Định phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu V tổ chức Hội thảo khoa học: “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn”.
Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:44, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đã đi thăm, tặng quà các gia đình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh tiêu biểu tập kết ra Bắc đang sinh sống trên địa bàn Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân - HTrường - 22:40, 16/05/2025
Ngày 16/5, nhân dịp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành chuyển quân tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), Ban Liên lạc học sinh miền Nam tỉnh Bình Định tổ chức gặp mặt các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:29, 16/05/2025
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, chiều 16/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương đến dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung, Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc và thăm một số gia đình chính sách tiêu biểu tại huyện Tây Sơn.
Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 21:07, 16/05/2025
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La.