Không chỉ độc đáo bởi nghệ thuật kiến trúc, hội họa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer còn in đậm dấu ấn lịch sử cách mạng của phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước năm xưa và hôm nay các vị sư sãi, các chùa đang tiếp tục xây dựng, bảo vệ đạo pháp - dân tộc.
Với đồng bào Khmer, ngôi chùa luôn hiện hữu trong suốt cuộc đời của họ. Từ khi còn bé đã theo cha mẹ đến chùa, lớn lên nam giới vào chùa tu học và đến giai đoạn trưởng thành, dù bận lo cho cuộc mưu sinh, họ vẫn thường đến chùa tạ lễ đức Phật, cầu an cho gia đình. Về già, họ càng gắn bó với ngôi chùa hơn; cho đến khi qua đời, thì được hoả táng và đưa vào tháp chứa tro cốt được các sư xây dựng tại chùa.
Nắng cuối hạ vẫn gay gắt. Thế mà dòng người từ mọi miền đổ về nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt-Lào lại không ngớt. Lạc vào đoàn người ấy, rồi lặng lòng trước những hàng bia trắng, mà dưới đó là những người lính trẻ và chuyên gia tình nguyện Việt Nam đã từng chiến đấu, hi sinh trên đất bạn Lào.
Tháng Bảy, có một ngày rất đỗi thiêng liêng - ngày cả nước dành sự tri ân đặc biệt sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ; các thương, bệnh binh. 75 năm qua, hành trình tri ân ấy chưa bao giờ ngưng nghỉ…
Lâu nay, nghĩ về thành cổ chỉ là 81 ngày đêm khốc liệt của đạn bom, của mất mát, hi sinh. Nhưng ở thành cổ, còn có những điều không dễ gì nhìn thấy; cứ ẩn hiện trong lòng đất, trong cỏ cây, trong hoa lá, trong mỗi bức tượng, trong mỗi bức phù điêu… và chỉ thực sự đồng hiện khi chúng ta nhập tâm...
Giữa những tháng ngày khốc liệt của mùa hè đỏ lửa năm 1972, không biết những người lính nơi cổ thành và người thân của họ nơi hậu phương đã nghĩ gì trong thời khắc sống chết cận kề như vậy? Tôi đã đi tìm câu trả lời ấy suốt nhiều năm và khi lặng im hàng giờ trước những bức di thư tại bảo tàng thành cổ, tôi đã hiểu được nhiều điều...
Anh bạn tôi cho rằng, những bức phù điêu, tượng và cả tranh ảnh nơi thành cổ đều có linh hồn. Ấy là linh hồn của những người lính trận đã xả thân, đánh đổi máu xương để giữ cổ thành mùa hè năm 1972. Còn tôi đeo đuổi mãi với ý nghĩ: mỗi một bức tượng, phù điêu, tranh ảnh nơi đây, là một câu chuyện từ đời thực được cách điệu hóa qua hình tượng nghệ thuật.
LTS: Tôi trở lại cổ thành Quảng Trị vào giữa mùa hè 2022, đúng tròn nửa thế kỉ, nơi đây lịch sử chọn làm cuộc đối đầu. Nửa thế kỉ đủ để thị xã Quảng Trị hồi sinh và phát triển, nhưng hậu thế cũng thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến 81 ngày đêm năm ấy. Thành cổ chưa bao giờ thôi thổn thức bởi những nhịp đập dưới lòng đất thiêng vẫn thầm thì theo gió mưa, theo tháng năm; hiện hình qua từng di vật, nhành cây, ngọn cỏ…
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân và dân ta quanh cứ điểm đồi Độc Lập (nay thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã kiên cường đứng lên chiến đấu với thực dân Pháp. Hôm nay, mảnh đất dưới chân đồi ấy được phủ lên màu xanh tươi tốt nhờ tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua phát triển sản xuất của cộng đồng các dân tộc trên mảnh đất anh hùng.
Cứ mỗi độ tháng 5 về, trong mỗi chúng ta như sống lại một thời hào hùng của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954). Đã 68 năm trôi qua, nhưng hôm nay đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chiêm ngưỡng, "lắng nghe" những kỷ vật xưa cũ, chúng ta dường như thấy thời gian đang ngưng lại.
Rảo bước trên miền giới tuyến, lòng tôi cứ phơi phới, hân hoan lạ kì. Chẳng vui sướng sao đặng khi những hố bom, trận địa pháo, hầm hào và cả “vành đai trắng”… năm xưa nay đã được lấp đầy bằng màu xanh của nương ngô, màu vàng của đồng lúa chín. Một Quảng Trị đang vươn mình.
Chúng tôi đi trên cầu Hiền Lương với hai màu vàng-xanh. Nắng tháng 4 vàng như mật ong. Trời Quảng Trị xanh ngăn ngắt. Gió biển từ cửa Tùng thổi lên mát rượi. Cảm xúc hân hoan ngập tràn khi đón nhận tin vui: tháng 7 năm nay, lễ hội “Vì Hòa bình” lần đầu tiên có quy mô quốc gia và quốc tế sẽ được tổ chức tại đây. Chắc hẳn, đó sẽ là một thông điệp hòa bình từ mảnh đất từng bị hủy diệt bởi chiến tranh, và đó cũng sẽ là điểm hẹn của hòa bình và điểm đến của du lịch hòa bình.
Trong 2 ngày 7, 8/5 (tức 7, 8/4 Âm lịch), tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức Lễ hội Bàn Vương lần thứ II năm 2022 với chủ đề "Tiếng gọi tổ tiên nơi cửa biển". Đây là lễ hội cổ truyền quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Dao và của huyện Ba Chẽ.
Hàng vạn chàng trai, cô gái đôi mươi năm xưa, trước khi vượt vĩ tuyến 17 vào tiền tuyến, đều đã dừng chân nghỉ lại một đêm nơi làng binh trạm Cự Nẫm (xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Cũng địa danh này hôm nay, trong câu chuyện trên đồng, trên bãi của người dân không chỉ là khí thế hào hùng đánh giặc năm xưa, mà còn là câu chuyện bà con làm giàu bằng du lịch cộng đồng.
25 tuổi, cô xã đội phó Nguyễn Thị Dậu trên “đất lửa” Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) thành nữ Đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ký ức về những ngày làm nghị sĩ, dẫu đã hơn nửa thế kỉ, vẫn vẹn nguyên trong bà, rõ ràng như những ngày cùng dân quân, du kích gùi đạn, tải thương trên bến đò B của dòng Bến Hải.
“Cách một con sông mà đó thương đây nhớ. Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”. Chẳng thế mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đặt chân đến bên bờ Nam con sông Bến Hải trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đã từng thốt lên: “… một con sông kỳ lạ của Vĩnh Linh. Sông gì mà chỉ có “một bờ”, tồn tại như một nỗi đoạn tuyệt của lịch sử, ròng rã mấy mươi năm…”.
LTS: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã lấy vĩ tuyến 17 chạy dọc sông Bến Hải (Quảng Trị) làm ranh giới phân định tạm thời hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Hai năm hẹn ngày đoàn tụ đã biến thành hơn 20 năm mịt mù khói lửa chiến tranh chỉ bởi, chính quyền Ngô Đình Diệm phá bỏ Hiệp định… Sau gần nửa thế kỉ non sông thống nhất, đất nước trọn niềm vui; người dân “đất lửa” đang viết tiếp câu chuyện anh dũng, kiên cường năm xưa để làm nên những kì tích trong thời đại mới.
Tối 23/4, tại huyện Đăk Tô (Kon Tum), Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh (24/4/1972- 24/4/2022) và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049.
Trong khuôn khổ Cuộc thi Miss World Vietnam 2022 (Hoa hậu thế giới Việt Nam), 16 thí sinh xuất sắc nhất phần thi "Người đẹp du lịch" đã có dịp trải nghiệm tại những địa danh nổi tiếng của Thái Nguyên. Đồng thời diện trên mình bộ trang phục duyên dáng của các thiếu nữ dân tộc Tày.
Trong những ngày hướng về Lễ giỗ Tổ Hùng Vương, mỗi người dân đất Việt lại cảm nhận rõ hơn sự thiêng liêng về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, giá trị đoàn kết mà ông cha ta đã để lại. Đặc biệt, năm nay là kỷ niệm tròn 10 năm “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.