Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về miền giới tuyến: Thông điệp hòa bình (Bài 5)

Thanh Hải - 09:08, 05/05/2022

Chúng tôi đi trên cầu Hiền Lương với hai màu vàng-xanh. Nắng tháng 4 vàng như mật ong. Trời Quảng Trị xanh ngăn ngắt. Gió biển từ cửa Tùng thổi lên mát rượi. Cảm xúc hân hoan ngập tràn khi đón nhận tin vui: tháng 7 năm nay, lễ hội “Vì Hòa bình” lần đầu tiên có quy mô quốc gia và quốc tế sẽ được tổ chức tại đây. Chắc hẳn, đó sẽ là một thông điệp hòa bình từ mảnh đất từng bị hủy diệt bởi chiến tranh, và đó cũng sẽ là điểm hẹn của hòa bình và điểm đến của du lịch hòa bình.

Hòa bình đang hiện hữu trên vùng đất vĩ tuyến 17
Vùng đất vĩ tuyến 17 đã và đang là điểm đến của du lịch hòa bình

Tôi đã đi qua không biết bao lần, trên cây cầu Hiền Lương mới xây dựng sau này, và cũng chừng ấy lần dạo bước trên cây cầu năm xưa với hai màu vàng-xanh. Nhưng mãi cho đến hôm nay, tôi mới nhận thấy rằng, hai chiếc cầu không chạy song song mà ở phía bờ Bắc chụm lại tạo thành hình chữ V vững chắc thường được lý giải rằng, đó là biểu tượng của chiến thắng (Victory) và cho chữ Việt Nam.

Người dân đôi bờ Bến Hải xúc cảm, hân hoan nhất vào thời khắc dịp 30/4. Đấy là quãng thời gian, đồng bào từ mọi miền đất nước hội tụ về khu di tích quốc gia đặc biệt này, để cùng nhau thực hiện nghi thức thượng cờ “Thống nhất non sông”, và thả chim bồ câu biểu tượng của khát vọng hòa bình.

Quãng sông và cây cầu lịch sử năm xưa bom vùi, đạn dập, nay mỗi năm đón hàng triệu lượt khách thăm quan. Điều đó cho thấy, vĩ tuyến 17 đã hằn sâu trong tâm thức nhân loại như thế nào và người ta đã thấu hiểu hơn nỗi đau chiến tranh, để trân quý thêm giá trị của hòa bình.

Vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương tự bao giờ đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa… với niềm tin yêu, diết da, trìu mến; với khát vọng hòa bình cháy bỏng, thiết tha.

Không ai tìm được tuổi tên cô dâu và chú rể đám cưới đầu tiên qua cây cầu Hiền Lương sau ngày 30/4/1975. Nhưng trong chuyến đi dọc theo đôi bờ sông Bến Hải để tìm lại những nhân chứng một thời nơi vùng giới tuyến, chúng tôi tình cờ biết được câu chuyện vợ chồng ông Hoàng Nghi và bà Hoàng Thị Hoa.

Đám cưới của hai người được rước dâu qua cầu Hiền Lương ngày ấy vừa mới được phục dựng lại, ngay sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết chỉ vài tháng và giới tuyến quân sự được chuyển dời vào sông Thạch Hãn.

Vợ chồng ông Nghi, bà Hoa cùng các cháu dạo bước trên di tích cầu Hiền Lương
Vợ chồng ông Nghi, bà Hoa cùng các cháu dạo bước trên di tích cầu Hiền Lương

Nhà ông Nghi ở làng Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, nơi bờ Bắc sông Bến Hải. Còn bà Hoa ở làng Tam Hữu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, phía bờ Nam sông Bến Hải.

Một lần bà Hoa bí mật đưa thương binh ra miền Bắc, đã vô tình đi lạc vào làng Hiền Lương và được ông Nghi là dân quân du kích giúp đỡ. Tình cảm giữa hai người nảy sinh. Không lâu bà Hoa vượt sông Bến Hải trở lại quê nhà, tiếp tục phục vụ kháng chiến. Mấy lần ông Nghi bí mật vượt sông vào Triệu Phong đi tìm người thương. Hết giả dạng người đánh cá, ông lại viết thư gửi gắm nỗi nhớ niềm thương, nhưng ông viết nhiều mà bà chỉ nhận được hai lá, vì thế tình yêu ấy càng diết da, mãnh liệt.

Ông bà đợi mãi cho đến khi hiệp định Paris ký kết tháng 1/1973, thì mới được dắt tay nhau qua cầu Hiền Lương không còn cách trở. Đám cưới của họ đã trở thành thông điệp cho khát vọng đoàn viên, sum vầy, cho hòa bình thống nhất.

Ngày ấy, bà con đôi bờ vĩ tuyến đứng thành hai hàng trên cầu vỗ tay, thay cho tiếng pháo đón dâu mừng hạnh phúc. Ông Nghi bảo: Năm mươi năm rồi, vẫn dòng sông và cây cầu ấy, nhưng không còn cảnh chia ly “cách một con sông mà đó thương đây nhớ/Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”. Cũng không bên nào phải cầm súng chĩa về phía nhau nữa. Thế là đủ để thấm thía hai từ hòa bình.

Chúng tôi còn được biết, nhiều năm qua, có rất nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại nơi đây, với những hoạt động để khắc phục hậu quả sau chiến tranh, hỗ trợ phát triển xã hội cho các khu vực bị chiến tranh tàn phá.

Nhiều tổ chức nước ngoài, trong đó có người Mỹ cũng đã về Quảng Trị, trồng thêm hàng nghìn cây xanh, hỗ trợ tháo dỡ và phá hủy bom mìn, làm sạch hàng trăm ha đất nhiễm mìn… Đó chính là những hoạt động bắc nhịp cầu của tình hữu nghị, đoàn kết, hòa hợp giữa hai dân tộc.

Trời Quảng Trị ngăn ngắt, dòng Bến Hải biếc xanh giữa nắng đầu hè, còn hai bên bờ giới tuyến là những xóm làng, bờ bãi xanh tốt, trải dài. Màu xanh của sự sống, của hòa bình đã hiện hữu từ hàng chục năm nay như thế. Và chắc chắn, màu xanh của hòa bình sẽ lại tiếp diễn để những khốc liệt của chiến tranh chìm sâu hơn vào quá khứ.

Đại sứ Mỹ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Quảng Trị) Hoàng Nam thăm cầu Hiền Lương
Đại sứ Mỹ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Quảng Trị) Hoàng Nam thăm cầu Hiền Lương

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị còn nhớ mãi khoảnh khắc hòa bình, hữu nghị cách nay 3 năm về trước. Đó là một buổi chiều cuối tháng 8/2019, một Đại sứ Mỹ đến viếng nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và đến thăm di tích lịch sử cầu Hiền Lương bên dòng Bến Hải.

Ngài Đại sứ đã cùng đoàn sứ quán Mỹ đi bộ từ phía Bắc qua phía Nam cầu, rồi dừng khá lâu để bắt tay nói chuyện cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam. Cái bắt tay giữa hai bên từng là kẻ thù của nhau trên cây cầu, từng là điểm giao tranh ác liệt đã là biểu hiện sống động nhất cho những nỗ lực hòa giải.

Hơn hết, nó còn cho thấy hai nước đã làm được rất nhiều điều trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác cùng phát triển.

Phát động Cuộc thi Sáng tác biểu tượng “Ước nguyện Hòa bình” - Quảng Trị 2022
Phát động Cuộc thi Sáng tác biểu tượng “Ước nguyện Hòa bình” - Quảng Trị 2022

Đầu tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng “Ước nguyện Hoà Bình” Quảng Trị năm 2022, với mong muốn góp phần xây dựng Quảng Trị trở thành một điểm đến của hoà bình.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cho biết: “Quảng Trị” không còn là địa danh của một địa phương, mà đã thành một biểu tượng chung của cả nước, niềm tự hào về một thời hào hùng và khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Quảng Trị đang nỗ lực xây dựng mảnh đất này, trở thành biểu tượng hòa bình và tôn vinh giá trị của hòa bình. Dự kiến tháng 7 năm 2022 sẽ diễn ra lễ hội “Vì Hòa bình” lần đầu tiên có quy mô quốc gia và quốc tế. Khi thông điệp vì hòa bình được cất lên từ Quảng Trị, một mảnh đất từng bị hủy diệt và nay đang hồi sinh mạnh mẽ trong hòa bình sẽ làm lay động tới nhiều vùng đất khác trên thế giới có hoàn cảnh tương tự.

Rồi đây, Vĩ tuyến 17 - cầu Hiền Lương - sông Bến Hải sẽ là điểm hẹn của hòa bình và điểm đến của du lịch hòa bình.

Bài cuối: Đất lửa nở hoa

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thuở của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn (từ ngày 6 - 8/6), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn để thuộc lĩnh vực công tác dân tộc.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 5 giờ trước
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 6 giờ trước
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 8 giờ trước
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 8 giờ trước
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.
Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - L.Minh - 9 giờ trước
Quyết định số 1400/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 1/6/2023 đã đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) Lê Công Toán: Tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) Lê Công Toán: Tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Sự kiện - Bình luận - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Chiều nay, ngày 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ có buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri cả nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống và cũng được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc, chúng tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.