Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Tháng 7 về thành cổ Quảng Trị: Tiếng thầm thì của đất… (Bài 1)

Thanh Hải - 06:57, 19/07/2022

LTS: Tôi trở lại cổ thành Quảng Trị vào giữa mùa hè 2022, đúng tròn nửa thế kỉ, nơi đây lịch sử chọn làm cuộc đối đầu. Nửa thế kỉ đủ để thị xã Quảng Trị hồi sinh và phát triển, nhưng hậu thế cũng thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến 81 ngày đêm năm ấy. Thành cổ chưa bao giờ thôi thổn thức bởi những nhịp đập dưới lòng đất thiêng vẫn thầm thì theo gió mưa, theo tháng năm; hiện hình qua từng di vật, nhành cây, ngọn cỏ…

Những chiến sĩ giải phóng quân trong thành cổ
Những chiến sĩ giải phóng quân trong thành cổ

Vẳng trong tiếng nhạc dìu dặt của cỏ non thành cổ, tôi như nghe rõ hơn lời nhắc nhở thầm thì của đất. Tiếng vọng ấy trĩu một nỗi niềm thiết tha, day dứt…

Không có nơi nào trên dải đất Việt này, đất được giữ bằng một cái giá đắt như nơi cổ thành Quảng Trị. Báo chí phương Tây thời đó đã tính ra rằng, lượng thuốc nổ Mỹ dùng ở thành cổ Quảng Trị năm 1972 bằng 7 quả bom nguyên tử mà họ đã ném xuống thành phố Hirosima trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Còn báo Quân đội nhân dân Việt Nam ra ngày 9/8/1972 đã viết: “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sĩ ta giành được ở thành cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”.

Một trận chiến bên trong thành cổ Quảng Trị, năm 1972
Một trận chiến bên trong thành cổ Quảng Trị, năm 1972

Một thị xã trước năm 1972, từng lưu dấu tích của một thời quân chủ phong kiến. Một cổ thành rêu phong nằm trong lòng thị xã, nép mình bên dòng Thạch Hãn hiền hòa. Những con phố nhỏ rợp màu phượng đỏ, một ngôi trường trung học Nguyễn Hoàng nổi tiếng... phút chốc trở nên hoang tàn, đổ nát, lửa cháy khắp nơi. Còn Thạch Hãn, sông đâu biết rằng có ngày mình trở thành “dòng sông lửa” trong “mùa hè đỏ lửa” năm 1972.

Từ ngày 13/6/1972, VNCH đã mở cuộc hành quân mang mật danh “Lam Sơn 72” hòng tái chiếm Quảng Trị. Đối phương tập trung ở đây 13 trung đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo, 5 thiết đoàn cùng sự hỗ trợ tối đa của không quân, hải quân Mỹ. Đây được coi như nỗ lực cuối cùng của đối phương để cứu vãn sự phá sản thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Từ thành cổ Quảng Trị - lặng ngắm và suy tư: Tiếng thầm thì của đất… (Bài 1) 2
Những gì còn sót lại của trường Bồ Đề
Những gì còn sót lại của trường Bồ Đề

Trước sự tàn phá của khối lượng đạn bom ngang bằng 7 quả bom nguyên tử, sau 81 ngày đêm chìm trong khói lửa, cả thị xã chỉ còn lại ngôi trường Bồ Đề loang lổ những vết đạn, sập mái, trơ những dầm sắt. Nửa thế kỷ qua rồi, ngôi trường ấy vẫn sừng sững bên đường Trần Hưng Đạo, như một chứng nhân của sự tàn phá thảm khốc. Còn trong lòng thành cổ rộng chừng 25ha là một sự đổ nát đến nghẹn ngào.

Đấy là những điều con người có thể nhìn thấy được qua những con số khô khốc đến rợn người. Nhưng có một điều, không ai có thể thấy được dưới lòng đất thiêng này, dưới nền đường mình hằng đi mỗi ngày, dưới những lối đi quen thuộc cổ thành có bao nhiêu hài cốt của các liệt sĩ.  Ai đã được tìm thấy và ai còn nằm dưới cỏ?

Chỉ biết rằng, hài cốt liệt sĩ nhiều đến mức mà sau ngày giải phóng, những người dân trở về phố cũ, dựng nhà, san đất đắp vườn, đào giếng... đều gặp phải hài cốt các anh.

Tôi đi qua thành cổ không biết bao lần, chợt nhận ra, nhà nào nơi đây cũng lập một cái trang thờ trong vườn hay trước cổng nhà mình. Như là cách để thờ vọng anh linh những chiến sĩ đã hi sinh. Cũng một thời, hầu như chủ nhà nào ở vùng đất này đều chuẩn bị vài cỗ tiểu sành phòng xa trong nhà… khi bất ngờ đào xới đất và bắt gặp hài cốt các anh.

Màu xanh sự sống vẫn là màu chủ đạo ở cổ thành
Thành cổ Quảng Trị nhìn từ trên cao

Những cựu binh từng đi qua mùa hè cổ thành Quảng Trị năm 1972, cũng đã vào độ “cổ lai hi”. Mùa hè năm ấy, họ là những chàng trai, cô gái đôi mươi xếp bút nghiên ra trận, “mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Ông Trần Cảnh Yên, người Diễn Châu (Nghệ An) là một cựu binh từng tham chiến ở cổ thành 50 năm trước. Tháng 7 này, ông cũng đã về lại Quảng Trị, để được đắm mình trong kí ức đau thương mà hào hùng; trong miền hồi tưởng mênh mông về những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống mùa hè năm ấy.

Ông Yên xúc động: Tôi may mắn sống được đến ngày hôm nay, nhưng có biết bao chiến sĩ là đồng đội tôi đã ngã xuống trong thành cổ. Mỗi tấc đất nơi đây đã được đánh đổi bằng xương máu của hàng chục, hàng trăm người. Biết bao người còn nằm lại trong lòng đất mà chưa được tìm thấy.

Tôi hôm nay, cũng đi giữa cổ thành Quảng Trị. Bước trên vùng đất thiêng mà lòng không thôi thổn thức; ngỡ như mình cũng cùng tâm trạng mà Phan Đình Lân đã viết năm nào: “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi. Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ. Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió. Ru mãi bài ca bất tử đến vô cùng”.

Màu xanh sự sống vẫn là màu chủ đạo ở cổ thành
Màu xanh sự sống vẫn là màu chủ đạo ở thành cổ

Nếu ai đó muốn một sự rạch ròi về màu sắc, xin một lần đến với cổ thành Quảng Trị. Cỏ cổ thành xanh ngắt đến vô cùng. Còn hoa phượng cũng rực cháy như màu máu. Và bầu trời lại trong xanh lồng lộng… Màu hoa phượng ấy, nhiều người nghĩ là do nắng gắt nên mới đỏ hơn như thế. Nhưng có lẽ có một lý do khác, là máu của bao chiến sĩ đã đổ xuống nơi đây rất nhiều để cánh phượng thêm đỏ thắm. 

Và “rêu cũng đỏ như đã từng là máu”, rêu thấm đẫm máu đào những chiến binh giữ cổ thành ngã xuống mà trở nên đỏ rực đến xót xa, đau đớn. Còn cỏ, khi đứng trên đài chứng tích và nhìn rộng ra bốn hướng, tôi chỉ thấy một màu xanh ngằn ngặt. Cỏ nối nhau, từng ô, từng khoảnh như mênh mông, bất tận… khắp cổ thành.

Màu hoa rực lửa ấy của phượng vĩ, màu xanh thăm thẳm của cỏ cây, tôi nghĩ rằng, như đang vá lại vết thương của đất Mẹ; như làm dịu lại nỗi đau dĩ vãng; như là một ẩn dụ của bình yên.

Lời thầm thì của đất vẫn như nhắc nhở những ai về với cổ thành thêm “nhẹ bước chân và nói khẽ thôi” để “đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ”. Thành cổ đã trở thành nghĩa trang không nấm mồ riêng. Thành cổ cũng đã thành ngôi mộ chung của những đồng đội, những người dũng cảm quên mình vì quê hương hòa bình, vì thống nhất đất nước. Thế nên, dưới tầng đất thiêng ấy, tiếng vọng như trĩu một nỗi niềm thiết tha mà day dứt… mãi chưa nguôi.

Có ai đó đã nói, những người chết không phải vì để trở thành anh hùng, mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hòa bình. Mà đúng thế thật, những cái chết đó, là để cho Nhân dân sống. Để 81 ngày đêm năm ấy mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là bản tráng ca hào hùng về một khát vọng hòa bình rực cháy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Gương sáng - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Miệt mài, trách nhiệm với công việc từng ngày, Bí thư Chi bộ thôn Tân Tiến, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Nịnh Văn Toàn chọn cách gần dân để lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người dân để cùng chi bộ có giải pháp phù hợp và làm trước, làm thật. Bao năm qua, ở đâu có việc chung, ở đó có bóng dáng ông Toàn lặn lội. Gần 60 tuổi đời, ông vẫn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết của người cán bộ cơ sở – một tấm gương sáng về học và làm theo Bác bằng những hành động giản dị mà thiết thực.
Đồng bào Vân Kiều học tập Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực

Đồng bào Vân Kiều học tập Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực

Thời sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cho hàng xóm mượn đất canh tác, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau vốn để thoát nghèo, hiến đất để xây trường học…, là cách mà bà con Vân Kiều ở nhiều địa bàn vùng miền núi Quảng Trị học tập và làm theo Bác Hồ. Bằng những hành động cụ thể và lan tỏa tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, đồng bào Vân Kiều đã xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Quảng Ngãi: Đã xóa hơn 5.200 căn nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ngãi: Đã xóa hơn 5.200 căn nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi, qua gần 6 tháng phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, đến nay toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 5.222 trong tổng số 6.628 căn nhà, tương đương tỷ lệ thực hiện gần 79%.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 1 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 2 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.