Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lá thư "đặc biệt" viết từ chiến trường Thành cổ Quảng Trị

Minh Ngọc - Văn Út - 14:00, 26/07/2021

Trước khi hy sinh, anh đã để lại những dòng chữ gửi đến mẹ, vợ và người thân về linh cảm ngày mình sẽ mãi mãi nằm lại với đất mẹ Quảng Trị Anh hùng. Đó là một lá thư thiêng của chàng sinh viên trẻ, Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, sinh viên năm thứ tư, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã viết gần 50 năm về trước.

Những dòng chữ "gan ruột" giữa chiến trường

Tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị đang lưu giữ và trưng bày nhiều di vật, hình ảnh… của các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, nhưng xúc động hơn cả, lấy đi nhiều nước mắt của du khách đến đây chính là bức thư được trưng bày trong lồng kính của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, quê xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương (Thái Bình) gửi cho gia đình trong những ngày chiến đấu ác liệt bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.

Nguyên bản bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh trước khi được phục dựng
Nguyên bản bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh trước khi được phục dựng

Chúng tôi thực sự không ngăn được những dòng nước mắt khi được lắng nghe câu chuyện đầy xúc động về những dòng tâm thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh để lại trước ngày ra đi. Bức tâm thư với những trang viết đầy lắng đọng của người chiến sĩ gửi đến người mẹ thân yêu, người vợ dịu hiền và ý thức trách nhiệm trước vận mệnh Tổ quốc.

Bao nhiêu người về với Thành cổ Quảng Trị đã rơi lệ, đã khóc vì cảm động trước những tình cảm mà người lính dành cho gia đình, khâm phục tinh thần quả cảm, bất khuất và kinh ngạc trước sự linh thiêng của linh hồn người liệt sĩ. Dường như trước khi đến chiến trường Quảng Trị, anh Huỳnh đã linh tính rằng sẽ có ngày đất nước ta thống nhất và ngày đó là ngày anh vĩnh viễn nằm lại với đất. Nhưng anh vẫn khắc khoải, day dứt lỡ mai đây “Nam Bắc sum họp một nhà” thì cũng đừng quên nấm mồ của anh: “Nếu mai đây bạn về chốn cũ/Tìm giúp tôi người mẹ thương yêu/Nói với người rằng vì nghĩa vụ/Đứa con thơ đã thác một chiều”.

Bên bức thư thiêng của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, nhiều người xem vô cùng cảm động
Bên bức thư thiêng của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, nhiều người xem vô cùng cảm động

Bức thư được xem như là bản “di chúc” thiêng liêng của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, được viết từ chiến trường Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm khói lửa, được gia đình, bạn bè và đồng đội cất giữ và trao tặng cho Bảo tàng Thành Cổ Quảng Trị sau 40 năm. Qua thời gian, Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị đã tiến hành phục chế, sao bản lại bức thư như nguyên bản và tổ chức hành hương về quê hương Kiến Xương (Thái Bình) để trao lại cho gia đình. Bức thư được liệt sĩ Lê Văn Huỳnh dự cảm về ngày mất của mình. Anh viết ngày 11/9/1972, trước ngày anh hy sinh đúng 3 tháng 20 ngày (hy sinh ngày 2/1/1973).

Ẩn sâu trong 10 trang thư hoen ố màu thời gian ấy, là những câu chuyện cảm động của những lời dự cảm về ngày ra đi, là tình thương gửi đến mẹ yêu, là nghĩa vợ chồng sâu đậm, tình cảm của những người thân trong gia đình. Và trên hết, là lý tưởng “Tổ quốc cần sẵn sàng hiến thân mình” mà không chút đắn đo. Bức thư như một thông điệp gửi đến mai sau hãy biết “sống đẹp, sống có ích”, sống có lý tưởng, ước mơ và có giá trị giáo dục không những cho hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho muôn đời sau.

Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị
Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị

Theo ông Lê Lương Thọ, Trưởng ban Quản lý Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, mỗi kỷ vật, mỗi bức thư trong Bảo tàng này đều thấm đẫm máu và nước mắt của biết bao thế hệ, với những số phận nghiệt ngã cuộc đời dù đi qua chiến tranh, đi qua bao lần sinh tử. Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đã được đồng đội của anh tìm thấy trong ba lô ngày anh hy sinh, được gia đình cất giữ đến tận hôm nay. Năm 2002, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng Quảng Trị, bức thư được gia đình trao tặng cho Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị. Năm 2012, sau thời gian phục chế, sao bản thành công, Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị trao trả lại cho gia đình.

Linh cảm ngày ra đi

Mở đầu bức thư anh linh cảm rõ ngày mình sẽ ra đi, nên đã chia xẻ với người thân bằng những lời gan ruột nhất: “Con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng trước khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột… Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ, chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau giọt máu đào hơn ao nước lã, lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời…”.

Mô hình phút nghỉ ngơi của các chiến sĩ sau những trận đánh
Mô hình phút nghỉ ngơi của các chiến sĩ sau những trận đánh

Gửi đến người mẹ hiền hậu nơi quê nhà với tình cảm của người con phương xa, anh viết: “Mẹ kính mến! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi… Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ Quốc”.

Bên cạnh những dòng thư viết vội gửi đến người mẹ già yếu, anh cũng dành tình cảm cho người vợ mới cưới, cho người thân với những gửi gắm, dặn dò tha thiết. Tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt luôn hằn sâu trong tâm thức anh. Anh nhập ngũ vào chiến trường Quảng Trị khi vừa làm đám cưới với chị Đặng Thị Xơ chỉ đúng có 6 ngày. Kể từ đó, chị đã mấy chục năm đằng đẵng thờ chồng.

Anh viết: “Em sẽ đọc bức thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả những người quen thân thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này… Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống trong hòa bình hãy nhớ tới anh. Nếu thương anh thực sự, thì khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã ngược qua cầu hỏi thăm về Nhan Biều 1, sẽ thấy tấm bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảng tôn…”.

Không những thế, anh còn tiên đoán được ngày mình hy sinh cũng như cái nơi mà anh sẽ ngã xuống, địa điểm đồng đội sẽ chôn cất. Trong bức thư viết trước ngày mất, người chiến sĩ trẻ Lê Văn Huỳnh đã dự cảm chính xác về ngày 2/1/1973 anh sẽ hy sinh. Đây cũng chính là tròn 1 năm kỷ niệm ngày cưới của anh với người vợ hiền Đặng Thị Xơ (quê nhà Thái Bình).

Đài tưởng niệm những sinh viên - chiến sĩ đã quên mình hy sinh trong trận 81 ngày đêm khói lửa năm 1972.
Đài tưởng niệm những sinh viên - chiến sĩ đã quên mình hy sinh trong trận 81 ngày đêm khói lửa năm 1972.

Không dừng lại ở đó, sự linh cảm kỳ diệu của bức di thư được anh viết rất chi tiết về ngày mình ra đi. Trong thư anh Lê Văn Huỳnh đã ghi rõ thời gian mất, địa điểm nơi mình hy sinh. Cũng chính nhờ vậy mà mà gia đình đã tìm được hài cốt của anh sau 30 năm lưu lạc (1972 - 2002). Đọc xuyên suốt bức thư, anh đã nhiều lần nhắc đến ngày mình hy sinh và nơi anh sẽ nằm xuống. Sau này, hòa bình lập lại, cũng nhờ bức thư này, đồng đội, người thân đã tìm thấy hài cốt anh nằm “ẩn mình” bên dòng sông Thạch Hãn.

Tôi chưa có dịp được gặp người mẹ và người vợ của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh ngoài đời, nhưng tôi vẫn có thể tưởng tượng được hình ảnh người mẹ đợi con, vợ đợi chồng nhuốm lên dáng người hanh hao, khô gầy và đôi mắt buồn thăm thẳm, nỗi buồn khắc khoải chờ mong mấy chục năm dài đằng đẵng của hai người phụ nữ nơi quê nhà ấy.

Một góc Thành cổ Quảng Trị bây giờ
Một góc Thành cổ Quảng Trị bây giờ

Ông Lê Lương Thọ hồi tưởng lại ngày ông cùng đồng nghiệp của Bảo tàng về quê hương Thái Bình để trao lại Bức di thư của Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh: “Mỗi lần nhớ chồng, chị Xơ lại đem bức thư ra đọc và không biết bao lần chị đã thức trắng đêm, khóc vì nhớ thương… Bức thư là một kỷ vật vô cùng thiêng liêng. Chị cũng từng tâm niệm: “Anh Huỳnh hy sinh, đó là nỗi đau lớn, nhưng tôi vẫn tự hào về một người chồng đã hy sinh góp phần cho độc lập tự do của Tổ quốc. Vì vậy tôi tâm niệm sẽ sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của anh, để linh hồn anh được thanh thản!”.

Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đã trở thành sức mạnh giúp hai mẹ con chị Xơ vượt qua mất mát, đau thương và những khó khăn của cuộc sống đời thường, để vững vàng kiên trinh. Gần 50 năm đã qua đi kể từ khi anh Huỳnh hy sinh, chị Xơ như một con thoi, cần mẫn “dệt” những niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào nỗi đợi chờ. Và rồi, Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh sau mấy mươi năm nằm lại Thành cổ Quảng trị đã được đón về quê nhà, an táng tại nghĩa trang xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Tiếng nói từ cơ sở - Trí Phương - 1 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, cánh đồng lúa rộng hàng chục hecta của khoảng 70 hộ dân gần khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bỗng dưng bị nhiễm mặn, lúa chết hàng loạt, ảnh hưởng đến lớn đến sinh kế của người dân.
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 1 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 1 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.