Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Tiếp tục giữ định mức cũ (Bài 1)

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Tiếp tục giữ định mức cũ (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước - Cù Hương - Sỹ Hào - 07:11, 17/11/2023
Khác với chính sách giao đất giao rừng, chính sách khoán bảo vệ rừng khuyến khích người dân, cộng đồng sinh sống ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay nhưng nhiều bất cập cũ trong chính sách cho người nhận khoán hiện vẫn chưa được giải quyết, ngoài ra còn phát sinh thêm những vướng mắc mới, đòi hỏi phải sớm điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.
Tôn vinh giá trị Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Tôn vinh giá trị Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Những ngày qua, người dân, du khách đến phố núi Pleiku đã rất ấn tượng với sự rực rõ sắc màu thổ cẩm của các dân tộc thiểu số; hòa trong cảm xúc rộn ràng âm thanh vang vọng bởi không gian văn hóa cồng chiêng.
Thổ canh hốc đá - cuộc đọ sức giữa con người với tự nhiên trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Thổ canh hốc đá - cuộc đọ sức giữa con người với tự nhiên trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Tri thức thổ canh hốc đá của đồng bào các dân tộc sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Phương thức canh tác này phản ánh đầy đủ nhất từ kỹ thuật xếp nương đá, tận dụng những hốc đá và gùi đất đổ vào hốc đá để trồng cây lương thực; là minh chứng cho nghị lực chiến thắng tự nhiên, cũng thể hiện ý chí “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và làm giàu trên đá”.
“Truyền nhân” giữa rừng già

“Truyền nhân” giữa rừng già

Tây Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An) mùa này không chỉ có những cánh đào, cánh mận bung sớm bên sườn núi, vườn nhà trong cái rét ngọt miền sơn cước. Thoảng trong những cơn gió từ triền núi cao, còn nghe tiếng khèn Mông da diết mời gọi, tiếng cự xia trầm bổng cuốn hút... Chúng tôi đã đi tìm tiếng khèn, điệu hát ấy và cũng chợt thấy một nỗi niềm đau đáu của những “truyền nhân” giữa rừng già.
Người lan tỏa hát Then đàn tính trên đất Tây Nguyên

Người lan tỏa hát Then đàn tính trên đất Tây Nguyên

Dù bận rộn với việc xã, việc làng nơi vùng đất định cư mới ở Tây Nguyên, nhưng nhiều thập kỷ qua, trong lòng ông Nông Văn Hưu, thôn 09, xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông vẫn luôn nhớ về làn điệu hát Then và chiếc đàn tính của quê nhà Cao Bằng. Do vậy, ông vẫn luôn dành thời gian miệt mài với việc tìm hiểu, lưu giữ, sáng các bài hát Then và lan tỏa phong trào hát Then, đàn tính trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở Nam Dong.

"Đánh thức" nghề truyền thống vùng đồng bào DTTS: Trợ lực từ chính sách (Bài cuối)

Khơi dậy niềm đam mê, triển khai nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo; cùng với nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., là những yếu tố quan trọng để "đánh thức" tiềm năng, tạo điều kiện thúc đẩy các nghề, làng nghề truyền thống trong vùng đồng bào DTTDS phát triển
Bảo đảm quyền việc làm cho đồng bào DTTS: Kiến tạo việc làm cho lao động (Bài 2)

Bảo đảm quyền việc làm cho đồng bào DTTS: Kiến tạo việc làm cho lao động (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước - Cù Hương - Sỹ Hào - 09:34, 16/11/2023
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành, triển khai thực hiện hệ thống chính sách tập trung đầu tư, hỗ trợ khu vực nông thôn và vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các chính sách (đất đai, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tín dụng ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp,…), đã góp phần mang đến những cơ hội việc làm cho lao động (LĐ) nông thôn nói chung và LĐ người DTTS nói riêng.
Lễ mở kho lúa của đồng bào H’rê ở Bình Định

Lễ mở kho lúa của đồng bào H’rê ở Bình Định

Theo quan niệm của đồng bào H’rê, vạn vật đều có linh hồn. Vì thế, trước khi làm một việc gì đều có lễ cúng tạ các thần phù hộ cho những điều may mắn. Lễ cúng mở kho lúa là một trong số các lễ độc đáo, không thể thiếu trong đời sống của đồng bào H’rê.
Phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn: Bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch (Bài 3)

Phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn: Bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch (Bài 3)

Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ có giá trị địa chất, địa hình, tính đa dạng sinh học mà nơi đây còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS. Phát huy tiềm năng, lợi thế đó, những năm qua, chính quyền và Nhân dân các dân tộc 4 huyện Cao nguyên đá đã luôn nỗ lực phát triển kinh tế du lịch, từng bước mang lại cuộc sống ấm no cho mỗi bản làng.

"Đánh thức" nghề truyền thống vùng đồng bào DTTS: Linh hoạt, sáng tạo để giữ nghề (Bài 3)

Với nhiều giải pháp , nhằm khơi dậy niềm đam mê, tự hào bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm truyền thống, các cấp chính quyền và người dân tại các buôn làng ở Tây Nguyên đang tiếp tục có nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt để giữ nghề.
Có một ký túc xá biên cương như thế...

Có một ký túc xá biên cương như thế...

Việc thực hiện mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá biên cương” của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Môn Sơn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) trong thời gian qua, đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Người truyền thần cho mặt nạ hát bội Bình Định

Người truyền thần cho mặt nạ hát bội Bình Định

Bình Định được xem là một trong những cái “nôi” của nghệ thuật tuồng (hát bội). Lịch sử nghệ thuật tuồng Bình Định gắn liền với tên tuổi của Tiền tổ Đào Duy Từ và Hậu tổ tuồng Đào Tấn. Qua thời gian, nhiều thế hệ nghệ sĩ dành cả cuộc đời để cống hiến và làm cho nghệ thuật tuồng Bình Định phát triển rực rỡ. Song hành cùng nghệ thuật tuồng, có những con người không phải là nghệ sĩ nhưng vì tình yêu với thuật tuồng đã dồn tâm huyết vẽ nên những chiếc mặt nạ hát bội độc đáo, sinh động.
Nghệ thuật thêu hoa văn độc đáo của người Mông đen trên đường trở thành di sản quốc gia

Nghệ thuật thêu hoa văn độc đáo của người Mông đen trên đường trở thành di sản quốc gia

Không đẹp rực rỡ sắc màu như trang phục của nhiều nhóm Mông khác ở vùng Tây Bắc, trang phục của người Mông đen ở Tả Phìn, Sa Pa (Lào Cai) mang một vẻ đẹp độc đáo, tinh tế nhờ cách tạo hoa văn trên chất liệu vải lanh. Chính từ sự khéo léo, sáng tạo của mỗi nghệ nhân trong việc tạo hoa văn trên trang phục, mà nghệ thuật thêu độc đáo này đã được ngành Văn hóa của tỉnh Lào Cai đưa vào danh mục, lập hồ sơ đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Quảng Trị: Bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của người Bru-Vân Kiều thực chất và hiệu quả

Quảng Trị: Bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của người Bru-Vân Kiều thực chất và hiệu quả

Khoảng 10 năm trở lại đây, tại Quảng Trị, công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào các DTTS điển hình là tiếng nói, chữ viết của đồng bào Bru- Vân Kiều được các cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục địa phương chú trọng thực hiện một cách thực chất, bài bản. Qua đó, không chỉ góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào mà còn giúp công tác dân vận, truyên truyền ở khu vực vùng DTTS và miền núi, biên giới hiệu quả hơn.
Người giữ

Người giữ "kho báu" của người Dao

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước - Ngọc Ánh - Giang Lam - 08:08, 15/11/2023
“...Tích đức nhiều phúc, tích ác lắm họa/Đừng tức chuyện không đâu, trời có lúc xế bóng/Của đến bất nghĩa, ra đi dễ dàng.... Đấy là một trong những trăm ngàn lời răn dạy của tổ tiên người Dao chúng tôi được ghi chép trong sách đạo lý dành cho con cháu muôn đời!”. điềm đạm, khúc chiết, ông Bàn Văn Tiến người Dao, thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang thong thả mở đầu câu chuyện như thế!

"An dân” - Mô hình hiệu quả ở Phù Khả 1

An dân để ổn định cuộc sống, không nghe lời kẻ xấu, chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế… đang là mô hình mang nhiều ý nghĩa, ở bản Phù Khả 1, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Sau gần hai năm thực hiện, mô hình này đã khẳng định được những hiệu quả lớn. Bằng chứng rõ ràng nhất, là bản làng bình yên, đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây đang thêm nhiều chuyển biến tích cực.
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 14/11/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Khởi nghiệp sáng tạo thúc đẩy quyền năng cho phụ nữ vùng DTTS

Khởi nghiệp sáng tạo thúc đẩy quyền năng cho phụ nữ vùng DTTS

Những năm qua phong trào phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo đã lan tỏa tới nhiều vùng quê, giúp phụ nữ nói chung, đặc biệt là phụ nữ vùng DTTS và miền núi vươn lên phát triển kinh tế, phát huy khả năng, trí tuệ, khẳng định bản thân. Đây cũng là phương thức thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển.
Bảo đảm quyền việc làm cho đồng bào DTTS: Tạo ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm (Bài 1)

Bảo đảm quyền việc làm cho đồng bào DTTS: Tạo ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước - Cù Hương - Sỹ Hào - 09:47, 14/11/2023
Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền việc làm, theo hướng ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho lao động người DTTS. Việc thúc đẩy và thường xuyên thực hiện quyền lao động việc làm cho đồng bào DTTS đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Không chỉ bảo đảm về mặt pháp lý và thụ hưởng chính sách, đồng bào DTTS còn được khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp để phát huy quyền việc làm của mình.
Thầy giáo người Tày có nhiều đóng góp cho sự phát triển giáo dục vùng khó

Thầy giáo người Tày có nhiều đóng góp cho sự phát triển giáo dục vùng khó

Sinh năm 1985, thầy giáo Vi Văn Hà, dân tộc Tày đã có 15 năm cống hiến cho ngành giáo dục vùng cao Lục Ngạn nói riêng cũng như ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang nói chung. Tình yêu nghề giáo đã giúp thầy Hà có thêm nhiều động lực để gắn bó truyền dạy kiến thức, cảm hứng trong học tập cho học sinh đặc biệt là học sinh nghèo người DTTS.