Những năm qua, ở vùng DTTS, phong trào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phong trào khởi nghiệp của thanh niên DTTS trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Thanh niên DTTS đã vượt qua những khó khăn, bằng ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm làm giàu, tận dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, đã mạnh dạn khởi nghiệp và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống, nguồn sức mạnh làm nên sự thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như công cuộc đổi mới xây dựng, phát triển đất nước. Vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no, bình yên trên những buôn làng, phum sóc, đồng bào các dân tộc đang phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng nhau chia sẻ khó khăn, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu và xây dựng quê hương từng ngày đổi mới.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch, giao cho Bảo tàng tỉnh tiến hành triển khai việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể truyền thống dân ca, dân vũ, dân nhạc các DTTS trên địa bàn tỉnh, nhằm tìm hiểu, sưu tầm, làm rõ giá trị của các loại hình ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian.
Một đêm trình diễn cồng chiêng ấn tượng ngay giữa lòng phố núi Pleiku (Gia Lai) đã khiến người dân và du khách bất ngờ, tràn ngập cảm xúc. Bởi, đây là lần đầu tiên có một đội cồng chiêng nữ đến từ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) xa xôi lên trình diễn với lối chơi chiêng mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng.
Người Co sinh sống trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên hùng vĩ, có ngọn núi Răng Cưa sừng sững, có cả dòng sông Kót ngày đêm miệt mài chảy. Đồng bào sống quần tụ thành từng làng với những ngôi nhà dài truyền thống - một công trình văn hóa độc đáo, ấn tượng, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, tâm linh của người Co.
Nhiều người biết đến chàng thanh niên người dân tộc Mông Cứ A Súa ở Lai Châu với bài thuốc chữa bệnh gan gia truyền đã được Sở Y tế Lai Châu cấp giấy chứng nhận "Thuốc chữa bệnh gan A Súa". Đặc biệt, trong những năm qua, anh đã dùng bài thuốc gia truyền của gia đình để chữa miễn phí cho hằng trăm hoàn cảnh khó khăn là hộ nghèo, người DTTS, người già neo đơn, các thương, bệnh binh, con em các gia đình chính sách...không may mắc các bệnh về gan.
Gia Lai là vùng đất còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Vì vậy, từ khi Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập từ năm 1989 đến nay, đơn vị luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các DTTS tại địa phương, trong đó trang phục truyền thống của người Gia Rai.
Tại vùng đồng bào Xtiêng thuộc tỉnh Bình Phước, nghệ nhân Điểu Kiêu, thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập nổi tiếng với việc ông có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Điều đáng trân trọng khác ở ông, là nhiều năm nay, người nghệ nhân này luôn tận tụy, tâm huyết trao truyền những kiến thức về âm nhạc dân gian của dân tộc mình cho lớp trẻ.
Hơn 60 năm gắn bó với nghề rèn, ông Tơngôl Nhứn ((75 tuổi ở thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) giữ nhiều bí quyết riêng trong nghề rèn của người Tà Riềng (nhóm địa phương của dân tộc Gié Triêng).
Trước kia đến những bản người Mông đều thấy gia đình nào cũng có 1 lò rèn nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, những lò rèn này ngày một vắng bóng. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã mở lớp truyền dạy nghề rèn, nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá của đồng bào Mông, đồng thời tạo ra một sản phẩm du lịch mới trên địa bàn.
Chủ trương của công tác kết nghĩa thôn, buôn mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc, được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Nhân dân, lực lượng vũ trang, các cấp, ngành cùng đồng bào các dân tộc tin tưởng, tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người dân, để mô hình đạt mục đích, ý nghĩa thực chất, các đơn vị kết nghĩa cũng cần điều chỉnh một số hoạt động, nhất là việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn bức xúc của người dân, từ đó có những giải pháp giúp đỡ kịp thời...
Người Chăm Hroi là một nhánh của dân tộc Chăm, sinh sống chủ yếu ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Nếu như người Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân, Vân Canh có sự đan xen văn hóa với người Ba Na, thì người Chăm Hroi ở huyện Sơn Hòa, Sông Hinh có sự đan xen, giao thoa văn hóa đậm nét với người Ê Đê. Dấu ấn dễ nhận thấy nhất đó là trang phục, nhà ở, diễn tấu cồng chiêng… Chính sự giao thoa này đã tạo nên một nét văn hóa riêng của người Chăm Hroi.
Trở lại “rốn lũ” khi thông tin Tân Hóa được bình chọn là làng du lịch tốt nhất thế giới đã lan truyền khắp các mặt báo trong nước và quốc tế. Lợi thế từ kiến tạo địa chất và cái “bắt tay” giữa doanh nghiệp và cộng đồng người dân địa phương đã đưa địa danh Tân Hóa lên bản đồ du lịch thế giới.
Hiện nay, về các làng đồng bào DTTS ở các huyện miền núi Bình Định, chúng ta sẽ cảm nhận được sự đổi thay đáng kể. Nhiều làng vốn khó khăn nhưng nay đã bừng lên sức sống mới. Tất cả là nhờ bà con đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó là những chương trình, chính sách dân tộc được chính quyền địa phương quyết liệt triển khai là đòn bẩy để những ngôi làng này đổi thay.
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Trải qua gần 14 năm xây dựng và phát triển, với 3 lần được Hội đồng mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO đánh giá cao và tiếp tục công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu (lần thứ 3 vào đầu tháng 9/2023), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá (CVĐCTCCNĐ) Đồng Văn đã trở thành điểm đến thứ 25 trong 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới do Tạp chí New York Times (Mỹ) bình chọn. Kết quả đó là trái ngọt của những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong việc bảo tồn di sản cao nguyên đá, đặc biệt là gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa các DTTS vùng lõi di sản.
Mô hình kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với các thôn, buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả đáng kích lệ, góp phần giúp nhiều thôn, buôn đồng bào DTTS đã có chuyển biến tích tực. Tuy nhiên, để hoạt động kết nghĩa đúng mục đích, ý nghĩa, cần tăng cường hoạt động nắm bắt tâm tư nguyện vọng, sát sao, gần gũi với đời sống của bà con.
Văn hóa Chăm là một mảng khá đậm trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong đó, âm nhạc là một phần rất quan trọng. Không chỉ lời ca, tiếng hát mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, các nhạc cụ truyền thống đa dạng còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm.
Trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân huyện Văn Lãng triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý nghĩa, mục đích của Chương trình nhằm tạo đồng thuận, đoàn kết trong hệ thống chính trị cơ sở và Nhân dân để thực hiện hiệu quả các dự án.
Kinh tế tập thể đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Kinh tế tập thể nếu phát triển đúng hướng sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản để đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất trên mọi phương diện cho người nông dân, đồng thời, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo nền tảng để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM).