Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi mới, phát triển các trường PTDTNT, DTBT: Cần chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chương trình mới (Bài 1)

Thúy Hồng - 16:56, 10/11/2023

Từ thực tiễn đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình giáo dục vùng DTTS và miền núi cho thấy, mô hình trường PTDTNT, PTDTBT đã phát huy vai trò to lớn trong việc huy động tối đa học sinh tiểu học và THCS trong độ tuổi tới trường, tăng tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế chính sách phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT bắt đầu bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần khắc phục và đổi mới để phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới.

Trường PTDTNT tỉnh Nghệ An được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn Tiểu Dự án 1, Dự án 5
Trường PTDTNT tỉnh Nghệ An được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình MTQG 1719

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục còn hạn chế

Hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTN), dân tộc bán trú (DTBT) là loại hình trường công lập, chuyên biệt giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng DTTS, miền núi. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của các trường PTDTNT và PTDTBT bắt đầu bộc lộ những khó khăn, hạn chế.

Theo ông Võ Văn Mai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Nghệ An, tỉnh Nghệ An có 71 trường PTDTNT, PTDTBT với 25,462 học sinh được học tập trong môi trường thuận lợi nhất, trong đó có 14.677 em học sinh được ăn, ở, học tập tại trường.Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, các hạng mục công trình, thiết bị, đồ dùng dạy học nay đã xuống cấp; diện tích phòng học, phòng học bộ môn, phỏng thực hành... không đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Còn thầy giáo Đào Văn Thắng, Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học Yên Tĩnh, huyện Tương Dương cho biết: Do là trường PTDTBT đóng ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất hiện chưa được đầu tư đồng bộ, kịp thời. Hiện trường vẫn đang sử dụng phòng học, phòng ở bán trú, công trình vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, hệ thống nước sạch,... và các trang thiết bị, đồ dùng chưa kiên cố, đảm bảo.

Hiện nay, khó khăn hơn cả là đối với các trường không phải là mô hình trường PTDTBT, nhưng có học sinh tham gia chương trình bán trú.

Cô Lương Thị Lựu, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đào Viên, huyện Tràng Định, Lạng Sơn chia sẻ: Dù nhà trường đã xây dựng, sữa chữa các phòng học, nhưng chỉ đáp ứng đủ cho phòng học văn hóa, phòng học cho các bộ môn khác vẫn chưa được xây dựng. Nhà trường cũng không phải là trường PTDTBT, nhưng lại có 100 học sinh tham gia chương trình bán trú. Do vậy, việc tổ chức bán trú cho các em gặp không ít khó khăn do thiếu phòng sinh hoạt, như phòng ăn, phòng ngủ và khu vực bếp thì chỉ được làm "tạm bợ" để đảm bảo việc nấu ăn cho học sinh.

“Mong muốn trong năm học mới, nhà trường sẽ được trang bị đầy đủ các phòng học tương ứng các môn học khác nhau, giúp học sinh có điều kiện tốt hơn để học tập”, cô Lương Thị Lựu bày tỏ.

Phòng ăn bán trú của học sinh Tiểu học xã Đào Viên được Nhà trường dựng bằng tôn
Phòng ăn bán trú của học sinh Tiểu học xã Đào Viên được Nhà trường dựng bằng tôn

Cần chú trọng đầu tư theo hướng hiện đại

Để nâng cao hoạt động của các trường PTDTNT, PTDTBT, ông Võ Văn Mai, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho rằng, cần chú trọng xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, phòng học thông minh, đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

"Cần ưu tiên tập trung nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và các chính sách khác có liên quan để xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, nhà nội trú, bán trú, nhà công vụ giáo viên và công trình phụ trợ khác nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học, ăn ở, học tập của học sinh", ông Võ Văn Mai kiến nghị.

Được biết, để thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 5, Chương trình MTQG 1719 về “Thực hiện đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 2184/BGDĐT-GDDT gày 26/5/2022 về hướng dẫn triển khai thực hiện Tiểu dự án. Đối tượng đầu tư là hệ thống các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên học sinh đang trực tiếp quản lý, giảng dạy và học tập tại các nhà trường.

Năm học 2022-2023, do thiếu hệ thống máy tính và phòng máy nên các em học sinh Trường Tiểu Học PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 2 phải thực hành chung theo từng nhóm
Năm học 2022-2023, do thiếu hệ thống máy tính và phòng máy nên các em học sinh Trường Tiểu Học PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 2 phải thực hành chung theo từng nhóm

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu, các địa phương tập trung rà soát những điểm nóng, bức xúc, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị bàn ghế, đồ dùng... cho học sinh nội trú, bán trú theo thứ tự ưu tiên, để bố trí vốn đúng đối tượng thụ hưởng. Triển khai các nhiệm vụ theo định hướng tập trung, cuốn chiếu, dứt điểm, ưu tiên địa bàn, cơ sở giáo dục khó khăn, không dàn trải. Có sự điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế khách quan, như thiên tai, bão lũ..., phù hợp nhiệm vụ của ngành nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của Quyết định số 1719/QĐ-TTg một cách bền vững.

Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GD&ĐT) cho biết: Chương trình MTQG 1719, đã phân bổ kinh phí xây dựng trường học, nhà ở ký túc xá cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú. Hiện nay, kinh phí đã được cấp cho các tỉnh, vì vậy các địa phương cần khẩn trương rà soát, nhanh chóng triển khai thực hiện để nhanh chóng hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu giảng dạy.

Với nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, các trường sẽ được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy. Tuy nhiên, hiện nay các chính sách dành cho học sinh DTTS theo học tại các trường PTDTNT, PTDTBT cũng đang bộc lộ bất cập, cần có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 8 phút trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 22 phút trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 7 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 8 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 9 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 17:35, 04/05/2024
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.