Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dấu ấn nhà dài của người Co vùng Trường Sơn - Tây Nguyên

Sơn Gia Phúc - 20:32, 07/11/2023

Người Co sinh sống trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên hùng vĩ, có ngọn núi Răng Cưa sừng sững, có cả dòng sông Kót ngày đêm miệt mài chảy. Đồng bào sống quần tụ thành từng làng với những ngôi nhà dài truyền thống - một công trình văn hóa độc đáo, ấn tượng, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, tâm linh của người Co.

Nhà dài của dân tộc Cor được phục dựng tại Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội).
Nhà dài của dân tộc Co được phục dựng tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. (Ảnh TL)

Ngôi nhà của đại gia đình nhiều thế hệ

Ông Phạm Lâm (73 tuổi), dân tộc Co hiện ở tại thôn 1, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Xưa kia, người Co có truyền thống sống thành từng làng, mỗi làng là một điểm cư trú, dân làng sống quây quần bên nhau một chỗ. Làng của người Co bao giờ cũng được định vị hợp lý theo tập quán cổ truyền. Trước hết, phải tiện nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sạch. Đồng thời làng phải cao ráo, thoáng đãng. Quan trọng nữa là chỗ ở và vùng canh tác không quá xa nhau, có lợi thế để dân làng có thể khai thác rừng và đất rừng xung quanh được ổn định, lâu dài.

Mỗi làng người Co thường có một ngôi nhà sàn dài, theo tiếng Co gọi là như dlớt (nhà dài). Các gia đình thành viên đều sống chung trong ngôi nhà dài đó. Xưa kia, trong mỗi bản làng người Co tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), đều có người đứng đầu làng, gọi là Đầu làng (tiếng Co là Khưl kră đơp ktu đak). Ông Đầu làng phải là Người có uy tín, có đạo đức tốt, am hiểu phong tục, tập quán và đư­ợc mọi ng­ười kính trọng, yêu mến.

Gia đình người Đầu làng được bố trí ở giữa ngôi nhà sàn dài để tiện cho việc điều hành công việc sản xuất và liên hệ thông qua các hộ trong nhà. Người Đầu làng có nhiệm vụ đôn đốc cộng đồng trong lao động sản xuất, trong bảo vệ làng và tổ chức các nghi lễ truyền thống. Người Đầu làng đứng ra dàn xếp các bất hòa, xích mích giữa các gia đình hoặc giữa làng này với làng kia, chủ trì xử phạt đối với những người trong làng vi phạm luật tục.

Các thiếu nữ Cor múa ka đấu bên mái nhà dài của người Cor tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) - Ảnh: Hồ Thị Thu Nga
Các thiếu nữ Cor múa ka đấu bên mái nhà dài của người Co tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. (Ảnh: Hồ Thị Thu Nga)

Việc làm nhà dài và sống quần tụ nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai, thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Buổi sáng trong căn nhà dài ấy thường phát ra tiếng kèn amáp báo thức con cháu dậy sớm giã gạo, chuẩn bị cơm nước mang đi làm rẫy, vào rừng hái măng, lấy mật ong...

Nét tinh tế trong kiến trúc nhà dài

Với ngôi như dlớt, có mặt bằng hình chữ nhật, sườn nhà được chống đỡ bằng những hàng cột bằng gỗ tốt dày đặc, vững chắc. Sàn nhà không cao, chỉ cách mặt đất khoảng 1 mét, dài khoảng 50 - 70 mét. Mỗi nhà có 2 cửa chính nằm ở giữa vách ngăn đầu và cuối nhà, được làm bằng tre đan dày, có nơi làm bằng gỗ tốt, chạm khắc điểm xuyết một vài hoa văn. Cửa phụ nằm ở hai bên để người nhà đi đến máng nước, sông suối cho tiện lợi. Nguyên vật liệu làm nên ngôi nhà dài truyền thống của người Co chủ yếu bằng gỗ, tre, nứa, tranh. Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng mưa nắng. Sàn được lót bằng phên nứa. Hướng nhà dài người Co bao giờ cũng quay về hướng Đông Nam.

Đồng bào Cor thực hiện nghi lễ mừng lúa mới trong ngôi nhà dài
Đồng bào Cor thực hiện nghi lễ mừng lúa mới trong ngôi nhà dài (Ảnh TL)

Theo truyền thống người Co, mỗi khi như dlớt làm xong, những người đàn ông Co khéo tay thường trang trí các gu để làm tăng thêm tính thẩm mỹ tạo nét độc đáo của ngôi nhà và có nhiều loại gu khác nhau: Gu bla còn gọi là gu tròn, treo lửng giữa nhà; Lavan là gu dẹt, chỉ trang trí một mặt gồm có gu mók atưl treo ở vách nhà hay phía trên khung cửa ra vào phía trước của ngôi nhà dài, gu mók tum treo trên cửa ra vào bếp và gu tum treo lửng trên bếp.

Gu được làm từ cây gỗ bút với sớ gỗ mềm rất dễ điêu khắc hoa văn, hình vẽ trang trí. Gu nổi bật lên giữa nhà nhờ màu sắc và hoa văn. Bộ gu có nền màu đen được tạo ra từ muội khói và nhựa cây rau lang. Màu đỏ gạch lấy từ củ nghệ và hạt cau, màu trắng từ vôi… Mỗi khi có gió lay động, các tua chạm nhau tạo nên tiếng reo nhẹ vui tai. Phía trên gu bla thường treo tượng chim đại bàng. Nơi treo gu tròn (gu bla) được xem là tâm điểm trong nhà, nơi tổ chức các lễ tế liên quan đến tín ngưỡng dân gian của cộng đồng.

Bộ gu-Di sản văn hóa của người Cor
Bộ gu - Di sản văn hóa của người Co

Chạy dọc theo hai bên nhà dài là lavan. Đây là hai tấm gỗ dài khoảng 2 mét đặt song song nhau, rộng chừng hơn gang tay. Trên tấm gỗ có đường gấp khúc uyển chuyển và hai đầu cũng được đẽo thành hình tròn. Nếu gu tròn (gu bla) đẹp mắt nhờ tạo hình, kiểu dáng vuông, tròn, tam giác... thì gu dẹt (lavan) tạo nên nét quyến rũ từ những hoa văn, tranh vẽ. Loại gu này chỉ trang trí thành dải ở một mặt trước với hoa văn hình mặt trời, bông lúa, cỏ cây, sóng nước.

Không gian sinh hoạt trong nhà dài

Theo ông Phạm Lâm cho biết, tất cả mọi sinh hoạt của đại gia đình trong nhà dài này đều diễn ra trên mặt bằng sinh hoạt của sàn nhà, được chia làm 3 phần chạy theo chiều dọc của ngôi nhà. Nhà dài là nơi sinh sống của hơn một chục gia đình có cùng dòng máu. Bố trí không gian sinh hoạt, mặt bằng trong nhà dài người Co khá hợp lý.

Phần trước (truôk) là nơi sinh hoạt chung của dòng họ. Giữa nhà, có hành lang rộng thông thoáng nối dài từ cửa trước đến cửa sau. Nơi diễn ra các cuộc sinh hoạt của cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội. Nơi đây luôn đầy đủ ánh sáng nhờ có hai cửa phụ ở hai bên. Hai đầu nhà đều có sàn hiên rộng, mái hạ thấp xuống. Sàn hiên phía trước để trẻ em vui chơi, người già nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Đây cũng là nơi để người già dạy trẻ nhỏ đan lát, đánh chiêng, hát những làn điệu dân ca Co, phụ nữ múa ka đấu. Còn với mái hiên sau gắn với nếp sinh hoạt, nội trợ của phụ nữ với những vật dụng như bầu nước, gùi lúa, cối giã gạo.

Già làng người Cor và dân làng thực hiện nghi lễ lên nhà mới
Già làng người Co và dân làng thực hiện nghi lễ lên nhà mới. (Ảnh TL)

Một phần bên nhà, từ hành lang đến vách nhà gọi là gưl, đây là không gian sinh hoạt chung của cả nhà. Một bên được ngăn ra từng phòng nhỏ, người Co gọi là tum. Đây là nơi dành cho sinh hoạt của từng gia đình hạt nhân và được bố trí một bếp lửa riêng, khách lạ không được vô. Mỗi tum ở hai vách ngăn nối tiếp, bao giờ cũng chừa một lỗ để khi có việc cần thì có thể trao đổi thông tin cho nhau hoặc chia cho nhau con cá, con tôm, những búp măng non, những bó rau rừng…

Nếu một trong các tum của nhà dài có chuyện xấu: Phụ nữ sinh đẻ bị chết, người già qua đời, cúng tế… thì trên vách nhà ngay bậc thang bước lên nhà bao giờ cũng treo một nhánh cây lá nháy để báo hiệu cho sự kiêng cữ để cho mọi người biết.

Nhà dài người Co ở huyện Bắc Trà My không chỉ là một kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng trong sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào mà nó còn là biểu tượng cho sự gắn bó giữa con người với cộng đồng, giữa con người với thiên nhiên. Ngôi nhà dài là niềm tự hào, là biểu tượng cho trí tưởng tượng độc đáo, sáng tạo trong văn hóa của người Co. Ngôi nhà càng dài, càng thể hiện được sự giàu có và sự trường tồn của một đại gia đình. Do đó, vật liệu để dựng nên một ngôi nhà dài phải là một thứ nguyên vật liệu giản đơn dễ tìm kiếm trên rừng như gỗ, tre, nứa các loại, dây buộc, cỏ tranh…

Những sự thay đổi

Hiện nay, với sự giao thoa văn hóa, sự tác động của môi trường sống và thay đổi về nhận thức xã hội nên cấu trúc đại gia đình nhiều thế hệ sinh sống dưới cùng một mái nhà dài Cor bị phá vỡ. Thay vào đó là những gia đình hạt nhân với ba mẹ và con cái. Phần lớn gia đình nhỏ từ 1 - 2 thế hệ sinh sống trong một ngôi nhà nhỏ riêng biệt.

Một góc làng Kót (thôn 2A) của người Cor ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam.
Một góc làng Kót (thôn 2A) của người Co ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam

Các làng của người Co hiện nay, không chỉ có vài nhà mà thường có rất nhiều nhà. Các nhà được dựng bên nhau theo kiểu cái nọ nối tiếp cái kia cách nhau khoảng từ 7 - 10 m. Vì vậy, ngôi nhà dài của dân tộc Co không con phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hiện nay, thay vào đó là những ngôi nhà đơn giản, dễ xây dựng và tiện dụng. Bởi vậy, kiểu nhà dài truyền thống, nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong đại gia đình đã dần biến mất.

Nhằm bảo tồn di sản văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, trong đó có di sản văn hóa của người Co ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) và người Co ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), một ngôi nhà dài truyền thống của người Co đã được phục dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch Các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Bảo tàng Quảng Nam cũng đã phục dựng mô hình ngôi nhà dài của người Co để trưng bày tại Không gian văn hóa các DTTS miền núi Quảng Nam. Quả thật, đây là một trong những công trình đã thực sự đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam những tri thức văn hóa lịch sử quý giá.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 2 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 2 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 2 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.