Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà dài truyền thống của người Ê Đê: Một công trình sáng tạo văn hóa

Trương Vui - 18:56, 22/04/2023

Tây Nguyên được biết đến là vùng đất chứa đựng kho tàng văn hóa phong phú đa dạng và đặc sắc. Trong đó, kiến trúc nhà dài của dân tộc Ê Đê được ví như là một công trình sáng tạo văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của các thế hệ người Ê Đê nơi xứ sở đại ngàn.

Ngôi nhà dài của dân tộc Ê Đê tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, được phục dựng trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban (người Êđê Kpạ) ở buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Ngôi nhà dài của dân tộc Ê Đê tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, được phục dựng trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban (người Êđê Kpạ) ở buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Nhà dài - nghệ thuật tạo hình đặc sắc của người Ê Đê 

Từ bao đời, những ngôi nhà dài của người Ê Đê đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của dân tộc về một không gian kiến trúc độc đáo. Bởi công trình này, minh chứng rõ ràng cho những sáng tạo khác biệt, đầy ấn tượng qua tài năng và nghệ thuật tạo hình tín ngưỡng của dân tộc.

Để dựng lên một ngôi nhà dài, người “nghệ nhân” phải thực hiện rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì. Từ việc chuẩn bị nguyên liệu chặt tre, chẻ nứa, đan vách, cắt cỏ tranh bện chặt để lợp mái… tất cả đều làm thủ công với những “bí quyết” riêng biệt, tạo nên một thiết kế kiên cố, vững chãi, kể cả khi được nối dài.

Ông Y Yôč Hmok (Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), một trong những người thợ dày dặn kinh nghiệm trong xây dựng nhà dài cho biết, nhà dài của người Ê Đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, gầm sàn chỉ cao khoảng hơn 1 m. Đáng chú ý là, nhà chỉ có vi cột, gồm cột dầm, quá giang. Người thợ khoét ngàm, đặt đôi xà dọc lên hàng cột cái và cột ốp vào nhau. Trên cùng là mái tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống, chất dày trên 20cm. Thiết kế độc đáo này, vừa giúp người dân Ê Đê sinh sống tránh thú dữ, thiên tai, vừa tạo nên sức bền dãi dầu qua năm tháng cho căn nhà dài.

Cũng theo ông Y Yôč Hmok, điều khiến người dân Ê Đê tự hào về ngôi nhà dài, chính là ở những sáng tạo văn hóa, tín ngưỡng dân tộc chứa đựng trong mỗi nếp nhà dài. Cách trang trí, thiết kế hình thù các con vật, hay những họa tiết trên cầu thang, trước hay trong nhà đều khéo léo khắc họa tượng trưng cho ước vọng cuộc sống bình yên, no đủ, hướng về cội nguồn. 

Những vạt đẽo vát từng bậc cầu thang từ dưới đất lên đến sàn nhà, với những con số lẻ mang ý nghĩa mong cầu may mắn, sinh sôi. Tất cả nhìn rất kỳ công nhưng lại được thực hiện hoàn toàn thủ công bằng rìu và những vật dụng truyền thống, gửi gắm những mong cầu của gia chủ.

Bên trong nhà dài, các thiết kế cũng được người  Ê Đê khéo léo sắp xếp. Từng chi tiết, từng cách bài trí đều thể hiện những dụng ý văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Nhà được chia thành 2 phần rõ rệt, là Gah và Ôk với những mục đích riêng biệt. 

Gah là nửa nhà đằng cửa chính, là không gian tiếp khách, họp bàn việc chung của cả gia đình, lễ cúng hoặc sinh hoạt diễn tấu cồng chiêng. Ôk là nơi đặt bếp, chỗ nấu ăn và là chỗ ở của các đôi vợ chồng. Ngay cả thiết kế cửa sổ bên hông ngôi nhà, chỉ cần nhìn vào, cũng biết trong ngôi nhà dài này có bao nhiêu phụ nữ đã lập gia đình, bao nhiêu chưa lập gia đình. Đây chính là điều tạo nên sự độc đáo, sáng tạo trong không gian kiến trúc nhà dài.

Họa tiết đôi bầu vú cân xứng trên chiếc cầu thang nhà dài, là chi tiết độc đáo khẳng định quyền lực của người phụ nữ trong văn hóa mẫu hệ.
Họa tiết đôi bầu vú cân xứng trên chiếc cầu thang nhà dài, là chi tiết độc đáo khẳng định quyền lực của người phụ nữ trong văn hóa mẫu hệ.

Dấu ấn của chế độ mẫu hệ

Nét đẹp của nhà dài Ê Đê, không chỉ ở lối kiến trúc độc đáo mà ý nghĩa của những ngôi nhà này mang dấu ấn đặc trưng của chế độ mẫu hệ. Bởi, theo truyền thống của người Ê Đê, người chủ của nhà dài chính là phụ nữ có vai vế lớn nhất trong gia tộc, là người làm chủ, trụ cột của gia đình. Đây cũng chính là người sẽ chặt nhát dao đầu tiên lên gỗ làm cầu thang, sau đó những người thợ mới được phép tiến hành đục đẽo, thực hiện các công đoạn tiếp theo.

Người  Ê Đê luôn quan niệm, cầu thang nhà dài có ý nghĩa rất quan trọng và linh thiêng, bởi đó là nơi đầu tiên mà những người khách đến nhà phải bước qua. Do vậy, nét đặc trưng rõ nét cho chế độ mẫu hệ, còn thể hiện ở họa tiết thiết kế, là hình ảnh đôi bầu vú căng tràn, cân xứng trên chiếc cầu thang, khẳng định quyền lực, uy quyền của người phụ nữ trong văn hóa mẫu hệ.

Theo ông Y Yôč Hmok, việc chạm khắc kết hợp họa tiết đôi bầu vú cùng hình ảnh vầng trăng khuyết, còn có ý nghĩa là biểu tượng cho lòng chung thủy, sự giàu có, thịnh vượng và sinh sôi. Thông qua đó, người dân Ê Đê muốn nhắc nhớ con cháu phải nhớ đến nguồn sữa đã nuôi dạy mình trưởng thành, ghi nhớ công lao của những người phụ nữ trong xây dựng và phát triển gia đình. Vì vậy, khi bước lên cầu thang vào nhà dài, việc vịn vào đôi bầu vú được coi là một hành động coi trọng văn hóa Ê Đê.

Nơi khởi nguồn cho sự sinh sôi, gắn kết

Theo tập tục lâu đời của người  Ê Đê, mỗi khi người con gái lấy chồng, ngôi nhà dài sẽ lại được nối dài để làm nơi ở cho đôi vợ chồng mới. Cứ như vậy, ngôi nhà dài chính là không gian sinh hoạt gắn bó của nhiều thế hệ, có khi là của cả một dòng họ. Chẳng thế mà không gian này, tự bao đời đã được người dân nơi đây ví như nơi khởi nguồn của sự phát triển, gửi gắm ước vọng cho những sinh sôi, nảy nở của cả gia tộc.

Từng chi tiết và cách bài trí bên trong nhà dài đều thể hiện dụng ý văn hóa độc đáo, gửi gắm ước vọng về sự sinh sôi, thịnh vượng.
Từng chi tiết và cách bài trí bên trong nhà dài đều thể hiện dụng ý văn hóa độc đáo, gửi gắm ước vọng về sự sinh sôi, thịnh vượng.

Cũng chính nơi đây, bao thế hệ trong đại gia đình gắn bó, đùm bọc, san sẻ cuộc sống chung. Trong ngôi nhà dài, đêm đêm cả đại gia đình cùng quây quần bên bếp lửa bập bùng. Chính trong không gian ấy, các lễ nghi, tập tục thiêng liêng, những giá trị văn hóa mang hồn cốt của dân tộc được thể hiện, được trao truyền trọn vẹn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Không gian ấy, cũng giáo dục các thế hệ sau lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, dù sống ở đâu thì cũng luôn hướng hình ảnh ngôi nhà dài, hình ảnh chiếc cầu thang tựa chiếc thuyền đang lướt sóng, để mãi khắc sâu công lao của tổ tiên, luôn trân trọng hướng về cội nguồn.

Việc gìn giữ nếp sống gia đình dưới cùng một mái nhà còn cho thấy, tính gắn kết, bền bỉ, chặt chẽ, tính cộng đồng luôn được đề cao trong đời sống của người Ê Đê.

Với những giá trị, sắc thái mang đậm ý nghĩa nhân văn của văn hóa truyền thống, nhà dài là niềm tự hào, là biểu tượng cho trí tưởng tượng độc đáo, sáng tạo trong văn hóa của người Ê Đê nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Đây cũng là công trình sáng tạo văn hóa độc đáo cần được trân trọng bảo tồn và tiếp tục duy trì cho các thế hệ mai sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 22 phút trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 26 phút trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 35 phút trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 1 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.