Tây Nguyên được biết đến là vùng đất chứa đựng kho tàng văn hóa phong phú đa dạng và đặc sắc. Trong đó, kiến trúc nhà dài của dân tộc Ê Đê được ví như là một công trình sáng tạo văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của các thế hệ người Ê Đê nơi xứ sở đại ngàn.
Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ hiện còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc, trong đó có người Ê Đê. Một trong những nét văn hóa đặc sắc phải kể đến là kiến trúc nhà dài, ở đó chứa đựng một sự huyền bí, ý nghĩa sâu sắc về chiếc cầu thang được điêu khắc họa tiết “đôi bầu vú”, “vầng trăng khuyết”.
Sau gần 2 tháng, việc tu sửa ngôi nhà dài của người Ê Đê trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã được hoàn tất. Nhân dịp này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức buổi giao lưu với người Ê Đê nhằm tạo cơ hội cho công chúng tìm hiểu trực tiếp về ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay của dân tộc này, cũng như những quan điểm trong việc bảo tồn di sản văn hóa của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Xã hội -
ĐỨC VIỆT -
09:28, 02/10/2019 Nơi miền sơn cước tỉnh Quảng Trị bây giờ chẳng còn nhiều những căn nhà dài truyền thống của người Pa Kô. Mỗi khi những căn nhà dài hiếm hoi còn lưu giữ được giữa đại ngàn ấy, tôi như lạc vào một miền cổ tích xa xôi…
Người Co sinh sống trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên hùng vĩ, có ngọn núi Răng Cưa sừng sững, có cả dòng sông Kót ngày đêm miệt mài chảy. Đồng bào sống quần tụ thành từng làng với những ngôi nhà dài truyền thống - một công trình văn hóa độc đáo, ấn tượng, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, tâm linh của người Co.
Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê-đê, làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, làm chỗ ngồi của đội cồng chiêng trong các dịp lễ hội. Người Ê-đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực, vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới có ghế Kpan. Và khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại.
Nhà dài là loại hình kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc Mạ. Mỗi nếp nhà không đơn thuần chỉ là không gian sinh hoạt, mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tâm linh của cư dân nơi đại ngàn. Nếu như trước đây, mỗi buôn người Mạ thường có 7 đến 10 nhà dài. Nhưng hiện cả vùng đất Nam Tây Nguyên chỉ còn lại ngôi nhà dài duy nhất ở buôn B’Đăng, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Bà Ka Dít là chủ nhân của ngôi nhà dài này bộc bạch: Mình phải giữ lấy nhà dài để “nuôi chiêng, nuôi ché”.
Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam những ngày này, du khách không chỉ được ngắm nhìn công trình kiến trúc dân gian nhà dài của dân tộc Ê Đê, với những đặc điểm kiến trúc nguyên bản, mà còn được gặp gỡ, lắng nghe những câu chuyện về quá trình tu sửa nhà dài từ nhóm nghệ nhân- những người được ví như “kiến trúc sư” của buôn làng đang tham gia xây dựng, tu sửa chính ngôi nhà mang bản sắc văn hóa dân tộc mình.