Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sắc mới ở làng xa

L.Phương - 17:15, 04/11/2023

Hiện nay, về các làng đồng bào DTTS ở các huyện miền núi Bình Định, chúng ta sẽ cảm nhận được sự đổi thay đáng kể. Nhiều làng vốn khó khăn nhưng nay đã bừng lên sức sống mới. Tất cả là nhờ bà con đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó là những chương trình, chính sách dân tộc được chính quyền địa phương quyết liệt triển khai là đòn bẩy để những ngôi làng này đổi thay.

Nhờ có điện năng lượng mặt trời, làng O2 không còn tối tăm như trước
Nhờ có điện năng lượng mặt trời, làng O2 không còn tối tăm như trước

Tín hiệu vui ở những ngôi làng “biệt lập”

Trên địa bàn huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định vẫn còn 2 ngôi làng của đồng bào DTTS được liệt vào dạng... nhiều không: không điện, không đường và không sóng điện thoại. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của người dân, những cái không đã dần ít đi, mở ra triển vọng phát triển mới.

Vượt qua những con đường hun hút nằm dưới tán rừng, chúng tôi đến làng Canh Giao, xã Canh Hiệp khi mặt trời vừa lên quá nửa cây sào. Làng Canh Giao chỉ cách trung tâm xã một ngọn đồi. Thế nhưng, đường vào làng chỉ có 1 con đường duy nhất, phải đi khoảng 35 km, vòng sang xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (Phú Yên), rồi mới có đường vào làng.

Trước mắt chúng tôi là một ngôi làng nằm “biệt lập” trong một thung lũng, tứ bề núi rừng trùng điệp. Tuy là buổi sáng nhưng xung quanh cảnh vật rất yên ắng, tĩnh lặng. Nhìn quanh quẩn chỉ có vài cụ già ngồi trên nhà sàn bỏm bẻm nhai trầu và mấy đứa trẻ con đưa mắt nhìn chăm chú khách lạ.

Hiện nay, cả làng có 70 hộ với 207 nhân khẩu, chủ yếu là người Chăm Hroi, cuộc sống chủ yếu sản xuất tực cung, tực cấp trên diện tích 1,3 ha lúa nước và 2 ha đất trồng rau, hoa màu các loại. Thu nhập của bà con dựa vào 130 ha keo và tiền nhận giao khoán, bảo vệ rừng.

Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn từ các chương trình, chính sách dân tộc được huyện Vân Canh lồng ghép với các nguồn vốn khác, đầu tư xây dựng nhiều công trình như: Nước sinh hoạt tự chảy, đường bê tông nông thôn, cầu, cống, điện năng lượng mặt trời… Yếu tố then chốt làm cho Canh Giao chuyển mình, chính là sự nỗ lực, chịu khó lao động, phát triển sản xuất, xây dựng làng văn hóa, văn minh của mỗi người dân.

Không chỉ có Canh Giao, làng Canh Tiến, xã Canh Liên cũng là làng “biệt lập”, có 161 hộ, với 538 nhân khẩu. Muốn tới làng Canh Tiến chỉ có 2 đường: đi đường mòn từ xã Canh Hiệp qua đèo Nha Sam hoặc đi đò ngang từ Hồ Núi Một, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn mới có thể vào làng. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, làm nương rẫy, lấy mật ong, bẻ lá nón...

Ông Đinh Văn Canh, Người có uy tín ở làng Canh Tiến chia sẻ: Thời gian qua, Nhà nước đã đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng sạch đẹp và hỗ trợ phát triển sản xuất nên đời sống của bà con ổn định. Giờ trong làng hầu như nhà nào cũng có xe máy, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền.

Tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh cũng có một ngôi làng “biệt lập”, đó là làng O2, được xem là xa nhất, khó khăn nhất của tỉnh Bình Định. Ngôi làng này chưa đến 50 hộ đồng bào dân tộc Bana sinh sống và nằm lọt giữa rừng núi cao, heo hút, không đường, không điện, không nước sạch...

Người có sức khỏe muốn đến được làng này trong điều kiện thời tiết bình thường, phải mất 3 đến 4 giờ đi bộ đoạn đường dốc hơn 4 km, đoạn đường còn lại được thanh niên trong làng dùng xe máy “độ” để chở phải mất thêm 1 giờ đồng hồ. Nếu không có xăng, đi bộ hết tuyến đường đến làng O2 phải mất nửa ngày.

Được sự quan tâm của Nhà nước, người dân làng O2 đã đỡ khó khăn hơn. Bà con đã biết trồng nông sản, nuôi heo, gà để tự cung tự cấp cho cuộc sống hàng ngày và chọn cách kiếm tiền bằng chăn nuôi đại gia súc. Ông Bùi Tấn Thành, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Bên cạnh việc đầu tư hỗ trợ, địa phương đẩy mạnh vận động, khuyến khích người dân chủ động, tích cực vươn lên. Hiện nay, làng O2 đã được lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nên cuộc sống của bà con không còn “tối tăm” như trước. Huyện cũng đang tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người dân, cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng cho làng O2, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Những ngôi nhà sàn được vẽ tranh bích họa ở thôn 3, xã An Toàn là địa điểm thu hút khách du lịch
Những ngôi nhà sàn được vẽ tranh bích họa ở thôn 3, xã An Toàn là địa điểm thu hút khách du lịch

Đến những làng du lịch cộng đồng

An Toàn là xã vùng cao của huyện An Lão, nằm ở độ cao 1.200 m nên được ví là “Cổng Trời” của Bình Định. Điểm đến đầu tiên của xã là thôn 3 còn mang đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Bana. Từ một ngôi làng miền núi với cuộc sống yên ả, trầm buồn giữa núi cao rừng sâu, ít người biết đến, nay bỗng rực rỡ hẳn lên nhờ những bức tranh bích họa được vẽ trên vách nhà sàn.

Những ngôi nhà sàn phủ kín bởi những bức bích họa sống động kể trên bắt đầu từ ý tưởng của một nhóm giáo viên mỹ thuật trên địa bàn. Ý tưởng này được UBND huyện An Lão động viên, ủng hộ và hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Các bức bích họa mô tả hết sức đơn sơ hình ảnh đời sống quen thuộc của đồng bào Ba Na như: Những chòi lúa, mùa hoa sim nở, uống rượu cần, ruộng bậc thang, cảnh sinh hoạt quây quần bên bếp lửa tạo nên một bầu không khí sinh động, lôi cuốn ở thôn 3.

Từ khi khoác lên mình bộ áo mới, nhịp sống của thôn 3 năng động hẳn lên, du khách đến với làng đông hơn, nhiều hơn, giúp đồng bào có thêm thu nhập. Nếu như trước đây, đàn ông chỉ lên rừng, làm rẫy, phụ nữ làm ruộng, nấu cơm… thì giờ đây nhiều gia đình đã có thêm thu nhập nhờ dịch vụ homestay, giải khát, bán các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở địa phương như: Thịt trâu gác bếp, mật ong, dứa, rượu sim, rượu chuối rừng, sản phẩm đan đát... Chị Đinh Thị Hương, ở thôn 3, xã An Toàn cho hay: Từ ngày làng có tranh mới trên nhà sàn, một đồn mười, mười đồn trăm; khách tham quan, chụp hình ngày nào cũng có, làng mình nhộn nhịp, vui hẳn lên.

Giờ đây, suối Tà Má là một điểm du lịch thu hút nhiều khách đến thăm quan
Giờ đây, suối Tà Má là một điểm du lịch thu hút nhiều khách đến thăm quan

Thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh có đến 99% người dân sinh sống là người Ba Na, thu nhập chủ yếu dựa vào nương rẫy. Nay người dân cũng đã bắt đầu làm du lịch cộng đồng. Làng Hà Ri có suối Tà Má được trời phú cho một khung cảnh rất nên thơ, nước xanh mát quanh năm, chảy róc rách qua những phiến đá, hai bên là hàng hoa trang rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Nhìn từ trên cao, con suối như một dải lụa mềm vắt qua cánh rừng già với màu xanh bạt ngàn.

Để tạo điều kiện đi lại cho người dân, đồng thời kết nối vào khu du lịch suối Tà Má, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt đầu tư xây dựng đường vào suối Tà Má. Vì hầu hết chiều dài con đường đều đi qua phần đất của người dân, nên người dân đồng thuận hiến đất. Từ đó, con đường với chiều dài khoảng 2,6 km, bề rộng nền đường 6,5 m, có điểm đầu giáp tuyến với tuyến đường ĐH.31 tại Km10+100 thuộc thôn Hà Ri, điểm cuối tuyến giáp với suối Tà Má được hình thành.

Già làng Đinh H’Nơn tâm sự: Từ khi có đường vào Tà Má, mọi người rất vui, ai cũng đồng thuận. Con đường đã giúp đời sống vật chất người dân đi lên nhờ vào phát triển du lịch đến địa phương, mà còn giúp đời sống tinh thần, việc giao lưu văn hóa với bên ngoài cũng đễ dàng hơn.

Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm đầu tư của các cấp ngành đã tạo nền tảng cho ước vọng vươn lên của người dân. Những làng đồng bào DTTS đã dần thay da, đổi thịt và mang hơi thở của cuộc sống hiện đại; đặc biệt, cảnh thiếu đói, chạy ăn từng bữa đã là câu chuyện của quá khứ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 5 phút trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 16 phút trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 30 phút trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 40 phút trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Pháp luật - Ngọc Chí - 22:57, 16/05/2025
Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025
Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.