Ngày 14/10, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Hà Nội) đã tổ chức các hoạt động nghi lễ Lễ Sen Dolta. Phóng viên ghi lại một số hình ảnh về các nghi lễ Sen Dolta.
Lễ Sene Dolta là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ. Năm nay, lễ diễn ra từ ngày 13 đến 15/10. Trên địa bàn khu vực biên giới Tây Nam bộ trong những ngày này đồng bào Khmer có thêm nhiều niềm vui khi được các đoàn công tác của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đến thăm, tặng quà và cùng đồng bào tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức 3 lớp tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho 126 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Những năm qua, nhờ được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định đã từng bước phát triển; kết cấu hạ tầng dần được được hoàn thiện. Tỉnh Bình Định đang tập trung nguồn lực cho công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3-4%/năm.
Chính phủ đề xuất một số giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có việc thực hiện thí điểm phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình.
Sau chia tách, thành lập tỉnh năm 2004, Lai Châu có tỷ lệ hộ đói nghèo cao nhất cả nước (31,3%, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005), thu nhập bình quân đầu người đạt rất thấp, khoảng 3,1 triệu đồng/người/năm, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là các dân tộc rất ít người như Mảng, Cống, Si La và La Hủ.
Xác định rõ nguyên nhân của tình trạng tảo hôn, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS. Trọng tâm là thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021- 2025”.
Ngày 10/10, đoàn công tác của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Bùi Văn Bình – Phó chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2023 của đồng bào Khmer Nam bộ tại 10 điểm chùa trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Đảng bộ, chính quyền huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thôn bản được thụ hưởng tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa nội dung của Chương trình. Đồng thời sau khi được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án thành phần được giao, đảm bảo thời gian theo quy định.
Bình Thuận đang tập trung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 1: từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719). Tinh thần khẩn trương không chỉ thể hiện ở các ban, ngành chức năng cấp tỉnh, huyện mà còn lan truyền mạnh mẽ đến các xã vùng sâu, vùng cao, là nơi cư trú của 34 DTTS trên địa bàn tỉnh.
Bình Thuận là nơi còn lưu dấu nhiều di tích đền, tháp Chăm trải qua nhiều niên đại, tiêu biểu như Tháp Po Sah Inâ, Tháp Po Dam, Đền thờ Po Nit, Po Klaong Mânai, Po Ramé, Po Patao At, Po Klaong Kasat… Đặc biệt là Bộ sưu tập kho báu Hoàng tộc vua chúa Champa thuộc các vương triều cuối cùng ở giai đoạn thế kỷ XVII được đặt tại nhà bà Nguyễn Thị Thềm là hậu duệ trực hệ dòng vua (bà đã mất năm 1995). Hàng năm tại các đền, tháp và kho báu này vẫn còn diễn ra nhiều nghi lễ tín ngưỡng dân gian.
Tại họp báo thường kỳ quý III năm 2023 diễn ra vào chiều ngày 9/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) thông tin, hiện Bộ đang phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu và 12 tỉnh tham dự chuẩn bị cho các hoạt động của Ngày hội.
Việc giải ngân cũng như tiến độ thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An đang thấp và chậm; cá biệt có địa phương tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp chỉ đạt 0%. Trước những khó khăn, vướng mắc do cơ chế, chính sách, quy định…, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã và đang tiếp tục vào cuộc quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành liên quan để tham mưu, đề xuất giải pháp tháo gỡ, sớm thực hiện chính sách đến với đối tượng thụ hưởng
Mùa mưa lũ năm 2023 đã cận kề với dự báo diễn biến rất khó lường. Tuy nhiên, đã 2 năm sau vụ núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát (Bình Định) bị sạt lở uy hiếp hàng trăm hộ dân sống dưới chân núi, chủ trương di dời dân của UBND tỉnh Bình Định vẫn chưa được thực hiện. Tính mạng người dân vẫn đang bị đe doạ vì sự chậm trễ của chính quyền địa phương.
Tỉnh Lâm Đồng đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa, một số giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên cả nước nói chung, tỉnh Bình Thuận nói riêng đã dần bị mai một hoặc bị biến đổi, không còn đúng nguyên bản. Vì thế, nguồn lực từ Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719 sẽ là “đòn bẩy” góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc, trong đó có lễ hội truyền thống.
Ngày 8/10, Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện A Lưới và các đơn vị, cá nhân đồng hành tổ chức buổi tuyên truyền, tặng quà cho lực lượng vũ trang và Nhân dân các bản tiếp giáp hai bên biên giới Việt Nam - Lào.
Ngày 8/10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển” số đầu tiên, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh.
Vừa qua, Ban Dân tộc phối hợp Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức 13 hội nghị chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật cho trên 1.600 lượt người là đồng bào Chăm, Hoa và Khmer tại các huyện: Trảng Bom, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành và Tp. Long Khánh.
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.