Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Tiếp tục giữ định mức cũ (Bài 1)

Sỹ Hào - 07:11, 17/11/2023

Khác với chính sách giao đất giao rừng, chính sách khoán bảo vệ rừng khuyến khích người dân, cộng đồng sinh sống ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Giai đoạn 2021 – 2025, chính sách này được tích hợp vào Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719), tại Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì.

Mặc dù thời gian thực hiện chỉ còn hơn 2 năm, nhưng nhiều bất cập cũ trong việc triển khai chính sách cho người nhận khoán bảo vệ rừng chưa được giải quyết, ngoài ra còn phát sinh thêm những vướng mắc mới, đòi hỏi phải sớm điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.

Trước khi được tích hợp vào Chương trình MTQG 1719, chính sách khoán bảo vệ rừng được triển khai theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015. Bất cập về định mức hỗ trợ người nhận khoán, bảo vệ rừng quá thấp đã được chỉ ra, nhưng vẫn được tiếp tục được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT khi triển khai Tiểu dự án 1.

(CĐ TÔN GIÁO Cù Hương đã BT) Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Tiếp tục giữ định mức cũ (Bài 1)
Chính sách khoán bảo vệ rừng huy động sự tham gia của người dân cùng lực lượng chức năng duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng.

Hạn mức vẫn thấp

Theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020, hộ đồng bào DTTTS, hộ dân tộc Kinh nghèo, cộng đồng dân cư ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi là đối tượng được thụ hưởng chính sách khoán bảo vệ rừng. Theo quy định, mỗi hộ tối đa được nhận khoán 30ha, tiền nhận khoán được hỗ trợ là 400 nghìn đồng/ha/năm.

Sau khi Nghị định số 75/2015/NĐ-CP hết hiệu lực (năm 2020), chính sách này được tích hợp vào Chương trình MTQG 1719, thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 3 theo đề xuất của Bộ NN&PTNT. Ngày 20/9/2022, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT, trong đó có hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 (Chương IV của Thông tư 12). 

Theo đó, Bộ N&PTNT giữ nguyên định mức nhận khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015. Vì vậy, ở nhiều địa phương, các đối tượng thụ hưởng không mấy mặn mà, tiến độ giao khoán rất chậm.

Đơn cử tại tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có hơn 244.000 ha có rừng, trong đó hơn 213.000 ha thuộc quy hoạch 3 loại rừng và hơn 31.000 ha nằm ngoài quy hoạch có thể giao khoán. Nhưng tính đến giữa tháng 10/2023, toàn tỉnh mới có 335 hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng theo chính sách của Tiểu dự án 1, với tổng diện tích lập hồ sơ thiết kế hơn 9.480ha; trong đó huyện Khánh Sơn có 18 hộ, huyện Khánh Vĩnh có 38 hộ… Một trong những nguyên nhân khiến người dân chưa quan tâm nhận khoán, là do kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng ở mức 400 nghìn đồng/ha/năm là thấp.

Chính sách khoán bảo vệ rừng góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng.
Chính sách khoán bảo vệ rừng góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng.

Mới đây (ngày 13 và ngày 17/10/2023), qua giám sát của HĐND tỉnh về chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh”, tại huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh, bà Lê Thị Mai Liên - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa, đã đề nghị Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân đăng ký tham gia nội dung của Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh. Từ đó, giúp các địa phương miền núi của tỉnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguy cơ hoàn trả ngân sách

Bấp cập về định mức khoán bảo vệ rừng cho người dân ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được Ủy ban Dân tộc (UBDT) chỉ ra từ nhiều năm nay. Gần đây nhất, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao về việc rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBDT đã có Báo cáo số 1533/BC-UBDT ngày 11/11/2020, trong đó, chỉ ra quy định không còn phù hợp với thực tiễn về định mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

“Với mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng 400 nghìn đồng/ha/năm và hạn mức nhận khoán tối đa 30ha, thì một hộ gia đình nhận khoán chỉ được nhận tối đa 12 triệu đồng/năm. Nếu trung bình mỗi hộ nhận khoán bảo vệ 10ha, thì thu nhập từ nhận khoán chỉ 4 triệu đồng/năm. Mức hỗ trợ nhận khoán này còn thấp, mới chỉ góp phần trong thu nhập của người dân”, UBDT chỉ rõ trong Báo cáo số 1533/BC-UBDT.

Trong báo cáo này, UBDT kiến nghị, cần xây dựng, ban hành nghị định thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, với những định mức hỗ trợ cao hơn. Được biết, từ năm 2021, Bộ NN&PTNT đã xây dựng, hoàn thiện Nghị định một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó, có chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. 

Ngày 13/8/2021, Bộ NN&PTNT đã có Tờ trình số 5144/TTr-BNN-TCLN gửi Chính phủ xem xét, ban hành, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có nghị định mới thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

Tính đến giữa tháng 10/2023, toàn tỉnh Khánh Hòa có 335 hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng theo chính sách của Tiểu dự án 1. (Trong ảnh: Lực lượng chức năng và người dân xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn tuần tra bảo vệ rừng – Nguồn ảnh: baokhanhhoa.vn)
Tính đến giữa tháng 10/2023, toàn tỉnh Khánh Hòa có 335 hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng theo chính sách của Tiểu dự án 1. (Trong ảnh: Lực lượng chức năng và người dân xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn tuần tra bảo vệ rừng – Nguồn ảnh: baokhanhhoa.vn)

Định mức hỗ trợ thấp đang dẫn đến tâm lý so sánh của các đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách nhận khoán bảo vệ rừng, dẫn đến nguy cơ các địa phương khó giải ngân vốn thuộc Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 – Chương trình MTQG 1719.

 Đơn cử như tỉnh Lai Châu, trong kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT, tỉnh này phản ánh, một số nội dung chi hỗ trợ khoán bảo vệ rừng thuộc Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG 1719 đã được địa phương chi trả từ nguồn dịch vụ môi trường rừng, với mức cao hơn. Từ thực tế đó, địa phương sẽ không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn sự nghiệp thuộc Dự án 3 Trung ương giao cho địa phương.

Về vấn đề này, trong Công văn số 1755/BNN-TCLN ngày 23/3/2023 của Bộ NN&PTNT trả lời kiến nghị của các địa phương liên quan đến hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1, Bộ NN&PTNT cho biết, việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1, đề nghị địa phương thực hiện đảm bảo theo đúng các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung hỗ trợ, theo đúng các định mức, cơ chế, chính sách hiện hành, đảm bảo không chồng chéo và trùng lặp với các nguồn kinh phí, thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo quy định hiện hành, nếu trung bình mỗi hộ nhận khoán bảo vệ 10ha rừng thì thu nhập từ nhận khoán chỉ 4 triệu đồng/năm. (Ảnh minh họa)
Theo quy định hiện hành, nếu trung bình mỗi hộ nhận khoán bảo vệ 10ha rừng thì thu nhập từ nhận khoán chỉ 4 triệu đồng/năm. (Ảnh minh họa)

“Đề nghị địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát các chỉ tiêu nhiệm vụ, phân bổ, sử dụng kinh phí trên địa bàn địa phương để thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3. Trường hợp không còn chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện, đề nghị hoàn trả lại ngân sách theo đúng quy định”, Bộ NN&PTNT cho hay.

Thực tế, việc thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng không chỉ để bảo vệ, phát triển rừng, mà là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người dân ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, để không phải “hoàn trả ngân sách nhà nước” chỉ vì định mức hỗ trợ thấp, người dân không mặn mà, thì Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan cần nghiên cứu điều chỉnh; trong đó cần sớm ban hành nghị định thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP theo hướng bảo đảm thu nhập từ rừng trở thành nguồn thu nhập chính cho những gia đình, cộng đồng sinh sống dựa vào rừng.

Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 đặt mục tiêu tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng; hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào DTTS và miền núi… Dự kiến nhu cầu vốn để thực hiện Tiểu dự án 1 là hơn 13.835 tỷ đồng. Dự án do Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
UBND thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, giai đoạn 2021 – 2023.
TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Mới đây, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả tổ chức bàn giao công trình sửa chữa nhà ở cho ông Bàn Sinh Vượng, ở tổ 6, khu 10 - Bến Ván, là Người có uy tín trong đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn.
Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Nhờ phát huy thế mạnh từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 20,6% (năm 2022), giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ bán quế.
Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Xã hội - Như Tâm - CTV - 6 giờ trước
Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Thời gian qua, với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giảm rõ rệt. Có được kết quả này, bên cạnh việc triển khai các chính sách của Nhà nước về phòng, chống tảo hôn, thì vai trò của các tổ truyền thông cộng đồng là rất quan trọng.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

Kinh tế - Phương Nghi - 6 giờ trước
Với mô hình sản xuất muối sạch chất lượng cao, HTX sản xuất & dịch vụ chế biến muối công nghệ cao Đông Hải (HTX) xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã giúp các thành viên và diêm dân yên tâm sản xuất muối, nâng cao thu nhập.
Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Trong 2 ngày (5 - 6/12/2023), tại làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, Gia Lai) diễn ra Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc không chỉ đánh thức sức sống tiềm tàng của nhiều tài nguyên du lịch, mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi khu vực Tây Bắc bền vững.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Khoa học - Công nghệ - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tin tức - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Ngày 6/12, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW ngày 7/1/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; biểu dương mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.