Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo đảm quyền việc làm cho đồng bào DTTS: Thúc đẩy khởi nghiệp (Bài cuối)

Cù Hương - Sỹ Hào - 10:24, 18/11/2023

Một trong những rào cản trong giải quyết việc làm cho lao động (LĐ) người DTTS là tâm lý ngại thay đổi, không muốn rời xa bản làng, ít LĐ vượt lên bứt phá để tìm những hướng đi mới. Chính vì vậy, bên cạnh các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, cấp tín dụng ưu đãi,… thì Nhà nước đã và đang triển khai các cơ chế khuyến khích khởi nghiệp, tự tạo việc làm của LĐ người DTTS.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao quà động viên tinh thần các thành viên Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ngãi trong Chương trình “Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi” diễn ra tối ngày 19/4/2023.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao quà động viên tinh thần các thành viên Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ngãi trong Chương trình “Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi” diễn ra tối ngày 19/4/2023.

“Khơi thông” động lực

Do xuất phát điểm thấp nên nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi chủ yếu được phân bổ từ ngân sách nhà nước. Các tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống rất khó thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), trong khi đây là địa bàn còn nhiều tiềm năng.

Những năm gần đây, với những chính sách khuyến khích của Nhà nước, khu vực KTTN (bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài) ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những tín hiệu khả quan. Lên miền núi thời điềm này, ngay cả ở những xã vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó thì vẫn thấy các băng-rôn, bảng thông tin tuyển lao động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Sự phát triển của khu vực KTTN ở miền núi đã tạo việc làm và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho LĐ người DTTS, từng bước trở thành nguồn thu nhập quan trọng của các hộ gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kết quả điều tra thu thập thông tin KT – XH 53 DTTS gần đây nhất do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, tiền lương đóng góp khoảng 45% tổng thu nhập trung bình của hộ gia đình DTTS, cao hơn cả tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ nông nghiệp.

Chính vì vậy, theo chuyên gia độc lập về phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi - TS. Phạm Thái Hưng, khu vực KTTN hiện đang là động lực quan trọng trong việc đảm bảo, thúc đẩy quyền việc làm của LĐ người DTTS. Bên cạnh đóng góp quan trọng về thu nhập, làm việc tại các doanh nghiệp, LĐ người DTTS có điều kiện thay đổi tư duy “vượt lũy tre làng”, có nhiều cơ hội tiếp xúc, giao lưu. Những trải nghiệm ở môi trường công nghiệp là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thích ứng của LĐ người DTTS trước yêu cầu của thị trường LĐ hiện nay.

Để “khơi thông” động lực này, cuối tháng 6/2023, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các bên liên quan tổ chức Diễn đàn Điều phối lần thứ I “Thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân tạo cơ hội cho đồng bào DTTS tại Hà Giang, Tuyên Quang, và Yên Bái”. Đây là một hoạt động trong Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực thể chế thực hiện Đề án Tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030” do Ủy ban Dân tộc thực hiện, từ nguồn viện trợ không hoàn lại của ADB. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2024 với tổng vốn 2,3 triệu USD.

Giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm về quá trình khởi nghiệp trong Chương trình “Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi” diễn ra tối ngày 19/4/2023 tại Quảng Ngãi.
Giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm về quá trình khởi nghiệp trong Chương trình “Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi” diễn ra tối ngày 19/4/2023 tại Quảng Ngãi.

Tại Diễn đàn này, chuyên gia độc lập về phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi Phạm Thái Hưng đã khuyến nghị, quyết tâm thu hút đầu tư tư nhân là một định hướng rõ ràng của các cấp chính quyền, nhưng các chính sách hỗ trợ cần được đơn giản hóa về thủ tục để doanh nghiệp dễ tiếp cận. Bên cạnh đó, đầu tư công cần phải có tác dụng “dẫn hướng” cho đầu tư tư nhân; tức là đầu tư công cần được ưu tiên cho những công trình cơ sở hạ tầng có ý nghĩa kết nối, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực mà địa phương có lợi thế so sánh.

Khuyến khích khởi sự kinh doanh

Cùng các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, cấp tín dụng ưu đãi,… thì Nhà nước đã và đang triển khai các cơ chế khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của LĐ người DTTS. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Nội dung số 03 thuộc Tiểu dự án án 2 – Dự án 3, do Ủy ban Dân tộc chủ trì - Pv).

Triển khai Nội dung số 03 thuộc Chương trình MTQG 1719, Thông tư số 55/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định, mức chi hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư vào vùng đồng bào DTTS và miền nú (Điều 14). Theo đó, đối với các tổ chức, cá nhân khởi sự kinh doanh, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình; trong đó, hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản; hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ; hỗ trợ 75% chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi” được tổ chức ngày 29/9/2023, bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc (Ủy ban Dân tộc) cho biết, thực hiện Nội dung số 03, đến nay đã hỗ trợ tạo được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thực hiện Nội dung số 03, đến nay đã hỗ trợ tạo được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)
Thực hiện Nội dung số 03 thuộc Chương trình MTQG 1719, đến nay đã hỗ trợ tạo được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

“Cùng với đó, đã tổ chức được 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng. Đặc biệt, Chương trình đã tổ chức được 35 hội nghị tập huấn về năng lực thương mại, trong đó có tập huấn về kỹ năng thương mại, kỹ năng bán hàng - kinh doanh với sự tham gia của hơn 1.400 đồng bào DTTS”, bà Vân cho biết.

Việc hỗ trợ đồng bào DTTS khởi sự kinh doanh là một giải pháp để thúc đẩy phát triển thương mại miền núi. Trước đây, chính sách này đã được triển khai trong một số chương trình, đề án như: Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Từ năm 2021, vấn đề phát triển thương mại miền núi, vùng đồng bào DTTS được thể hiện rất rõ nét ở Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719. Riêng ở Tiểu dự án 2 của Dự án 3 đã đặt mục tiêu là hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền và khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.
Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Thanh Hóa: Người có uy tín huyện biên giới Quan Sơn khẳng định vai trò tiêu biểu ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16:22, 05/12/2024
Người có uy tín đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa đồng bào DTTS và các cơ quan, góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Họ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục tại các bản làng vùng DTTS.
Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Đầu tư phát huy hiệu quả các dự án dân sinh

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:53, 05/12/2024
Với những nội dung đầu tư, hỗ trợ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 liên quan trực tiếp đến người dân như dự án về an cư, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…sau thời gian triển khai đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP

Trang địa phương - Minh Nhật - 14:46, 05/12/2024
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2024) là hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 và Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 14:40, 05/12/2024
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Phóng sự - Ngọc Chí - 14:38, 05/12/2024
Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Hơn 50.000 lon bò húc có dấu hiệu giả nhãn hiệu chuẩn bị đưa ra thị trường tết 2025

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 14:28, 05/12/2024
Lực lượng chức năng nhận định hơn 50.000 lon nước tăng lực, gần 114.000 vỏ lon... có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Chư Pưh (Gia Lai): Nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Tin tức - Ngọc Thu - 14:23, 05/12/2024
Từ ngày 4 -10/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức 03 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” năm 2024 tại các trường Trung học cơ sở (THCS) thuộc các làng, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.
Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Hà Giang: Khánh thành ngôi nhà đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quản Bạ

Xã hội - Hoàng Chính - 14:18, 05/12/2024
Ngày 5/12/2024, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà ở đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Đổi mới tư duy, đánh thức tiềm năng đất và người Ninh Thuận

Thời sự - PV - 13:25, 05/12/2024
Sáng 5/12, tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, quá trình triển khai đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.