Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả hoạt động của các làng nghề ở An Giang

Phương Nghi - Hoàng Quý - 08:50, 08/11/2023

Tỉnh An Giang có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, sản phẩm của các làng nghề làm ra được đông đảo khách hàng gần xa ưa chuộng. Nhờ hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị… các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề và làng nghề truyền thống có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của tỉnh.

Sản phẩm của Làng dệt thổ cẩm Châu Giang của người Chăm ở xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu nổi tiếng luôn thu hút du khách nước ngoài.
Sản phẩm của Làng dệt thổ cẩm Châu Giang của người Chăm ở xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu nổi tiếng luôn thu hút du khách nước ngoài.

Làng nghề giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tỉnh An Giang đã vận dụng linh hoạt, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ, đầu tư khôi phục, duy trì và phát triển các làng nghề, các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch của địa phương, qua đó đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, nhiều nghề, làng nghề đã phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi.

Hiện tỉnh An Giang có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận đạt tiêu chí “Làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh An Giang”. Trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống, với 3.706 hộ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 12.200 lao động. Gắn bó với các làng nghề, hơn 10.200 lao động có việc làm thường xuyên, với mức thu nhập bình quân từ 1,5 triệu đồng đến 8 triệu đồng/người/tháng. Năm 2022, doanh thu của các làng nghề đạt 168 tỷ đồng.

Đặc biệt, An Giang có 14 nghề và làng nghề truyền thống đã tồn tại trên 50 năm, như làng nghề se nhang (TP. Long Xuyên), nghề rèn Phú Mỹ (huyện Phú Tân), làng dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong (Thị xã Tân Châu), làng nghề mộc Chợ Thủ (huyện Chợ Mới), làng nghề dệt thổ cẩm Văn Giáo, làng nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer (huyện Tịnh Biên), nghề sản xuất mắm (TP. Châu Đốc)… Đây chính là tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong việc gắn kết làng nghề với phát triển du lịch. Qua đó, tạo sự hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng của địa phương. 

Làng nghề bó chổi bông sậy Cồn Nhỏ, xã Phú Bình, huyện Phú Tân có 327 hộ sản xuất, giải quyết việc làm cho khoảng 800 lao động.
Làng nghề bó chổi bông sậy Cồn Nhỏ, xã Phú Bình, huyện Phú Tân có 327 hộ sản xuất, giải quyết việc làm cho khoảng 800 lao động.

10 năm trở lại đây, với sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của những làng nghề dệt lụa, thổ cẩm Chăm xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu bên bờ sông Hậu đã trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ông Mohamad ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong chia sẻ: Mặc dù thổ cẩm của người Chăm khác trước rất nhiều nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công nghiệp và được nhuộm màu thủ công từ chất liệu tự nhiên như klek (mủ cây), pahud (vỏ cây), trái mặc nưa là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm ở An Giang.

“Ngoài 2 sản phẩm truyền thống là xà rông và khăn rằn, cơ sở còn sản xuất các mặt hàng mới như túi xách, ba lô, khăn choàng, nón, móc khóa… Đây là những mặt hàng được du khách ưa thích, nhất là khách nước ngoài lựa chọn mua làm đồ lưu niệm trong mỗi chuyến du lịch ghé tham quan làng nghề. Ngoài ra, việc duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm, cơ sở còn tạo việc làm cho khoảng 10 lao động địa phương, mức thu nhập từ 100.000 - 150.000 đồng/ngày”, ông Mohamad nói.

Còn ở huyện Chợ Mới, nghề mộc Chợ Thủ ở xã Long Điền A, được mệnh danh “đệ nhất làng mộc” bởi có nhiều nghệ nhân với kỹ thuật điêu khắc tinh xảo. Ông Trần Minh Đoàn, Trưởng Ban làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới cho biết: Năm 2006, làng nghề được tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống với hơn 1.000 cơ sở và khoảng 2.000 thợ. Từ cái nôi này, nghề mộc phát triển ra 4 xã lân cận của huyện Chợ Mới, với hơn 1.700 hộ, gần 3.000 lao động. Nét đặc trưng sản phẩm của làng nghề Chợ Thủ là độ tinh xảo pha lẫn nét mộc và truyền thống. Nhờ đó, sản phẩm đồ gỗ nội thất, mộc gia dụng, chạm khắc của làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới luôn được khách hàng trong tỉnh và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh ưa chuộng”

Làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 3.500 lao động địa phương.
Làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 3.500 lao động địa phương.

Những năm gần đây, An Giang có thêm nhiều làng nghề mới sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng được khách du lịch ưa chuộng và xuất khẩu được làm từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương như nghề dệt chiếu Uzu, thị xã Tân Châu, mỹ nghệ tre bông, tranh lá thốt nốt, huyện Tri Tôn, thắt bính lục bình, huyện Thoại Sơn... đã luôn thu hút, hấp dẫn du khách thập phương.

Ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cho biết: “Cùng với sự phát triển của xã hội, làng nghề ngày nay không chỉ mang đặc trưng cơ bản trong truyền thống kinh tế, mà còn thu hút khách du lịch. Khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống theo hướng du lịch mang đến “hiệu quả kép”: vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, vừa mang lại lợi ích kinh tế - xã hội”.

Các cơ sở ngành nghề nông thôn đã tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Cùng với việc tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh, một số cơ sở đã mạnh dạn đầu tư máy móc, áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất.

Bảo tồn và phát triển làng nghề

Mặc dù giải quyết nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn, tuy nhiên, làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang phát triển còn chậm, mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Đa phần làng nghề còn sử dụng công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao và kém sức cạnh tranh; chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch chưa nhiều… Một số nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một do sự cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp cùng loại…

Để duy trì và phát triển làng nghề, UBND tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. Kế hoạch tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: Công nhận làng nghề; hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất; bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư: Bên cạnh mục tiêu duy trì sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống, kế hoạch còn hướng đến mục tiêu hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, góp phần thực hiện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Hiện nay, một số cơ sở sản xuất đường thốt nốt, rèn, bánh, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… đang tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá hình ảnh và sản phẩm.

“Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỉnh sẽ khôi phục, phát triển, công nhận ít nhất 1 làng nghề, làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP (ngày 12/4/2018 của Chính phủ). Đồng thời, tập trung giải pháp thực hiện tốt các dự án phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống theo từng ngành nghề, lĩnh vực… Các cơ sở sản xuất sẽ được hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phát triển sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm đối với ngành nghề nông thôn, làng nghề phù hợp với thị trường tiêu thụ gắn với phát triển sản phẩm du lịch…”, ông Trần Anh Thư cho biết.

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.