Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

An Giang: Nỗ lực bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Chăm

Phương Nghi - 09:07, 12/07/2023

An Giang là một trong những tỉnh có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Những năm qua, việc dạy và học chữ, tiếng Chăm được các tổ chức, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

Lớp học tiếng Chăm tại Thánh đường MovsJid Nia’mah (ấp Phũm Soài).
Lớp học tiếng Chăm tại Thánh đường MovsJid Nia’mah (ấp Phũm Soài)

Xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) có 1.064 hộ đồng bào Chăm sinh sống tập trung ở 2 ấp Phũm Soài và Châu Giang. Trước đây, chỉ một số ít gia đình người Chăm có người giữ chức vụ trong làng mới biết đọc và viết chữ tiếng Chăm.

Thời gian gần đây, nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào Chăm, các thánh đường trên địa bàn đều mở lớp dạy cho từ 250 - 280 học sinh người Chăm. Việc duy trì những lớp dạy chữ Chăm là nỗ lực của cả cộng đồng trong việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Chăm.

“Tại Thánh đường MovsJid Nia’mah, ở ấp Phũm Soài và Thánh đường Azhar ở ấp Châu Giang, ban ngày các em học văn hóa tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, còn buổi tối có các lớp học chuyên dạy đọc, viết chữ bằng tiếng dân tộc cho trẻ em của cộng đồng người Chăm An Giang”, bà Võ Thụy Ý Như, Chủ tịch UBND xã Châu Phong cho biết. 

Theo ông Haji Sahot Hamid - Phó Giáo cả Thánh đường MovsJid Nia’mah, ấp Phũm Soài, xã Châu Phong: Từ 6 đến 15 tuổi, trẻ em dân tộc Chăm ở ấp Phũm Xoài đã được học tiếng Chăm, song song với chương trình giáo dục phổ thông chung. Tại Thánh đường, các em tiếp cận với kinh Qur’an. Các em học nhiều ngày trong tuần, chỉ nghỉ thứ Sáu và tháng Ramadan. Đặc thù của các lớp học này là không có chi phí, thành viên Ban Quản trị Thánh đường vận động các mạnh thường quân hỗ trợ mua sắm các vật chất thiết yếu phục vụ nhu cầu học tập của các em.

“Trước mắt là giúp các em học được kinh Qur’an, biết hành lễ, sâu xa hơn là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Là người Chăm phải biết chữ, biết nói tiếng dân tộc Chăm. Còn muốn học nâng cao hơn thì sẽ du học nước ngoài, như Malaysia, Indonesia… tùy theo điều kiện gia đình…”, ông Haji Sahot Hamid cho biết.

Một lớp học ý nghĩa tại xã Châu Phong là lớp học chữ miễn phí dành cho các em nhỏ dân tộc Chăm theo đạo Hồi. Em Zu Số ở ấp Phũm Soài, học chữ Chăm tại Thánh đường MovsJid Nia’mah cho biết: “Con rất thích học chữ, tiếng Chăm, ban ngày con đến trường học, còn buổi tối tập trung tại Thánh đường để học. Từ ngày đến lớp học này, con không nghỉ buổi nào, con rất hãnh diện khi được học chữ Chăm để vào Thánh đường biết hành lễ, đọc kinh Qur’an hằng ngày, biết nhận diện mặt chữ, được viết, dịch được từ và hiểu biết thêm về dân tộc mình, đạo của mình”.

Đều đặn nhiều năm nay, cứ 18 giờ hằng ngày, tại Thánh đường MovsJid Nia’mah ở ấp Phũm Soài lại sáng đèn đón bước chân lũ trẻ đến theo học. Đây là lớp học tiếng nói và chữ viết đồng bào Chăm miễn phí, do ông Sô Rô Lés đứng lớp. Sau thời gian học tu nghiệp và tiếp nhận kiến thức chuyên sâu tại Malaysia, năm 2013, ông Sô Rô Lés bắt đầu đảm nhiệm truyền dạy cho con em ở làng Chăm Phũm Soài.

Trẻ em rất hãnh diện khi được học tiếng Chăm.
Trẻ em rất hãnh diện khi được học tiếng Chăm

Ông Sô Rô Lés chia sẻ: “Việc dạy và học tiếng Chăm đã nhận được sự đồng thuận rất cao từ các vị chức sắc trong làng cũng như phụ huynh học sinh. Ngoài việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết Chăm, việc dạy tiếng Chăm bổ trợ rất nhiều cho việc dạy tiếng Việt. Ở Châu Phong những người hiểu về văn hóa và chữ Chăm không nhiều, tài liệu giảng dạy chưa đầy đủ, chưa thống nhất trong các cộng đồng người Chăm An Giang; cơ sở vật chất lớp học còn thiếu phần nào ảnh hưởng đến chất lượng lớp. Chúng tôi mong muốn lớn nhất là đào tạo được đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm bài bản và có bộ giáo trình tiếng Chăm hoàn chỉnh, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu dạy và học”.

“Đối với đồng bào dân tộc Chăm việc gìn giữ tiếng nói và chữ viết là điều cần thiết, để lưu giữ hồn cốt từ đời này sang đời khác, nối dài truyền thống của cộng đồng theo thời gian. Đó cũng là mong ước cháy bỏng của đồng bào Chăm xã Châu Phong”, bà Võ Thụy Ý Như chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Tin tức - An Yên - 4 phút trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 4 phút trước
Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên'

Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên'

Tin tức - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Tối 22/11, tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, UBND huyện Tam Đường tổ chức Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên".
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 6 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 6 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 6 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.