Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển du lịch làng Chăm An Giang

Phương Nghi - 12:47, 09/07/2023

An Giang là tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống tập trung nhiều hai bên bờ sông Châu Giang (sông Hậu Giang và sông Khánh Bình) thuộc các huyện An Phú, Châu Thành và thị xã Tân Châu. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người Chăm An Giang vẫn bảo lưu được những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào Chăm. Với những giá trị văn hóa độc đáo, các làng Chăm đang thu hút sự quan tâm của du khách gần xa, nhất là khách du lịch nước ngoài. Trong đó, du lịch văn hóa Chăm thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách.

Du khách được trải nghiệm dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm An Giang.
Du khách được trải nghiệm dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm An Giang.

Qua phà Châu Giang (Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang) là đến với hai làng Chăm Phú Hiệp và Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang). Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS Chăm ở xã Châu Phong đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách thập phương.

Ông Mohamad, ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong (thị xã Tân Châu) cho biết: Ngoài 2 sản phẩm truyền thống là xà rông và khăn rằn, cơ sở còn sản xuất các mặt hàng mới, như túi xách, ba lô, nón, móc khóa…Đây là những mặt hàng được du khách ưa thích, nhất là khách nước ngoài lựa chọn mua làm đồ lưu niệm trong mỗi chuyến du lịch ghé tham quan làng nghề. Giá các sản phẩm này khá bình dân, từ 20.000 - 200.000 đồng/sản phẩm.

“Hiện nay thiết bị tiên tiến để việc sản xuất sản phẩm thổ cẩm được tiện lợi, nhanh chóng hơn. Nhưng tôi vẫn giữ lại nghề dệt truyền thống như một cách giữ gìn những giá trị văn hóa của người Chăm, dù cho sản phẩm có giá thành cao hơn so với dùng máy”, ông Mohamad nói.

Chị Trần Kim Huệ (ở TP. Hồ Chí Minh) du khách tham quan Làng dệt thổ cẩm Châu Giang của người Chăm Châu Phong chia sẻ: “Đây là một trải nghiệm du lịch đáng nhớ của tôi. Tôi chưa từng nghĩ du lịch làng nghề lại thú vị đến vậy. Không chỉ khám phá văn hoá độc đáo của người Chăm, tôi còn mua được rất nhiều sản phẩm thổ cẩm về làm quà cho gia đình và bạn bè”.

Đã có nhiều đoàn khách đến tham quan, trải nghiệm và rất thích thú tìm hiểu về đời sống, phong tục, tập quán của cộng đồng người Chăm. Theo bà Võ Thụy Ý Như, Chủ tịch UBND xã Châu Phong cho biết: Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm ở xã Châu Phong nói chung, cơ sở của ông Mohamad nói riêng đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách thập phương. Để tăng sự trải nghiệm, ông Mohamad cho phục dựng phòng cưới theo phong cách truyền thống Chăm để du khách, đặc biệt là những cặp đôi chụp ảnh lưu niệm.

“Bên cạnh đó, trong những lần đón tiếp khách tham quan, ngoài giới thiệu sản phẩm, ông Mohamad còn còn giới thiệu về lịch sử làng nghề, những giá trị đặc trưng về văn hóa, đời sống của cộng đồng dân tộc Chăm An Giang đến với du khách. Ông còn liên kết với một số đầu bếp tại địa phương, phục vụ một số món ăn đặc trưng của người Chăm, như cà ri, tung lò mò, các loại bánh tráng miệng… khi du khách yêu cầu. Nhờ sự đổi mới, sáng tạo này đã thu hút một lượng lớn du khách đến với làng nghề”, bà Như Ý thông tin.

Ông Mohamad bày trí không gian thổ cẩm của đồng bào Chăm.
Ông Mohamad bày trí không gian thổ cẩm của đồng bào Chăm.

Làng Chăm Đa Phước (huyện An Phú, tỉnh An Giang) là điểm đến của nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài, bình quân mỗi tháng có khoảng 3.000 lượt du khách. Hiện tại, làng Chăm Đa Phước có 2 bến thuyền phục vụ đưa, rước khách tham quan. Ở đây trưng bày các khung dệt thổ cẩm, có 2 điểm bán hàng lưu niệm là những sản phẩm truyền thống mang bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc.

Ở làng Chăm Đa Phước từ sau khi được hỗ trợ tham gia các mô hình du lịch cộng đồng, cuộc sống của người Chăm được nâng lên rõ rệt. Ông Ysa, người dân làng Chăm Đa Phước chia sẻ: “Trước đây, các sản phẩm dệt thổ cẩm, xà rông, khăn, áo, đồ thủ công truyền thống chủ yếu phục vụ cho cộng đồng Chăm thì nay trở thành sản phẩm du lịch, được du khách ưa chuộng. Tương tự, các món ăn truyền thống của người Chăm An Giang như tung lò mò (lạp xưởng bò), cà ri cơm nị, bánh bò nướng (bánh “nămparăng”)… trở thành đặc sản phục vụ du khách. Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa truyền thống chẳng những giúp đồng bào DTTS Chăm có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn giúp bà con nơi đây mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Có không ít người Chăm đã vươn lên thành đạt”, ông Ysa bộc bạch.

Bên cạnh, làng bè Cồn Tiên cũng là nơi hấp dẫn du khách tham quan vùng sông nước đầu nguồn An Phú. Hiện, khoảng 25 hộ dân sống bằng nghề đưa rước khách từ TP. Châu Đốc sang làng Bè, làng Chăm Đa Phước tham quan mỗi ngày. Do nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách nên một số hộ đã kết hợp việc chăn nuôi thủy sản gắn với bán các mặt hàng truyền thống của đồng bào dân tộc và phục vụ ăn uống cho khách tham quan ngay trên bè.

Chia tay những làng Chăm, đi dọc theo sông Hậu, bâng khuâng nhớ về điệu múa uyển chuyển của các thiếu nữ Chăm mừng lễ hội và thấp thoáng âm thanh rộn ràng của trống baranưng, trống ginăng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 42 phút trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thành phố tổ chức 10 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có 1.600 đại biểu là cán bộ lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp; Trưởng ban nhân dân ấp, khóm, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; doanh nghiệp, HTX, cán bộ làm công tác vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 49 phút trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Tin trong ngày - 29/11/2023

Tin trong ngày - 29/11/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS. Trao cơ hội để cộng đồng DTTS "tiến về phía trước". Người tiên phong hiến đất làm đường ở Đồng Xê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín với cộng đồng - Chiến Khu - 1 giờ trước
Ông Chau Che ở khóm Xuân Hòa, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang là Người có uy tín được đồng bào Khmer suy tôn là “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 1 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.