Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Thái Nguyên: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Khánh Sơn - 15:50, 21/08/2023

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 3, Dự án 5 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, tư duy làm kinh tế của người lao động có nhiều thay đổi, bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sàn giao dịch việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên.
Giới thiệu sàn giao dịch việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên.

Hiệu quả bước đầu

Từng là một trong những hộ dân phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà ở xóm Thái Chi, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, trước đây, chị Nông Thị Huệ gặp nhiều khó khăn do thiếu kỹ thuật chăm sóc đàn gà. Được tham gia lớp dạy nghề do huyện Định Hóa tổ chức, nắm được quy trình, kỹ thuật chăn nuôi, chị Huệ đã có cơ sở để phát triển kinh tế gia đình bền vững.

Chị Huệ chia sẻ: Trước đây, việc chăn nuôi gà của gia đình tôi dựa vào kinh nghiệm là chính, gà chậm lớn, tỷ lệ chết cao, có lứa chỉ hòa, thậm chí lỗ vốn. Qua lớp học do huyện tổ chức, tôi nắm được quy trình, kĩ thuật chăn nuôi, cách phòng, chống dịch bệnh ở gà nên chăn nuôi thu lãi khá.

Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua huyện Định Hóa đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện và đạt những kết quả bước đầu. Việc đào tạo nghề bám sát nhu cầu thực tế đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Theo đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hằng năm đạt trên 1.100 tỷ đồng; giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt đạt khoảng 100 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3 - 4%/năm (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều); thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm...

Theo ông Đào Phương Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa: Do nhu cầu học nghề của lao động nông thôn hiện nay rất lớn nên thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu học nghề của người dân, phân loại đối tượng để dạy nghề, đào tạo nghề gắn với thị trường và nhu cầu thực tế của người lao động.

Thực tế đã chứng minh, sau khi được đào tạo nghề, tư duy làm kinh tế của người lao động có nhiều thay đổi, bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đơn cử như trường hợp ông Miêu Văn Tân, xóm Táo, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương. Sau khi tham gia lớp chăn nuôi thú y do Hội Nông dân xã tổ chức, ông Tân đã đầu tư chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa. Thời gian gần đây, gia đình ông nuôi thường xuyên hơn 6.000 con gà/lứa, đạt sản lượng cả năm gần 50 tấn, doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng/năm.

Cán bộ, giáo viên Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trên mô hình đo lường điện đa năng.
Cán bộ, giáo viên Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trên mô hình đo lường điện đa năng.

Tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Ông Hà Việt Hồng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Võ Nhai cho biết: Bên cạnh đào tạo nghề tập trung, Trung tâm tổ chức các lớp dạy nghề lưu động tại xã, xóm… Lao động học nghề được trang bị đầy đủ kiến thức theo ngành nghề đào tạo; được trực tiếp thực hành, vận dụng vào sản xuất. Đồng thời, được tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Riêng năm 2022, Trung tâm đã đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề thường xuyên cho 275 lao động nông thôn trên địa bàn toàn huyện.

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Những năm gần đây, các cơ sở này đều chấp hành nghiêm túc công tác tuyển sinh và đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Từ đó, góp phần tích cực trong công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Thực hiện Tiểu dự án 3, Chương trình MTQG 1719 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi), trong năm 2022, các đơn vị, địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 885 người. Đã tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm cấp xã; cung cấp thông tin, giới thiệu việc làm cho 512 người lao động, trong đó kết nối việc làm thành công cho 95 người. Tổ chức 2 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho 70 cán bộ, giáo viên cán bộ quản lý, người dạy nghề. Rà soát, chỉnh sửa chương trình, giáo trình đào tạo 2 nghề trình độ trung cấp và 10 nghề trình độ sơ cấp để cập nhật các kiến thức mới, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động. Hỗ trợ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa mua sắm thiết bị đào tạo nghề trị giá 242 triệu đồng góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại các đơn vị.

Đồng thời, tổ chức 18 cuộc tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động có nhu cầu tìm việc làm và người dân tại cộng đồng; Tổ chức 7 cuộc đi tham quan, thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp cho 232 học viên; tổ chức 6 chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh DTTS tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 1 cuộc điều tra, khảo sát, nhu cầu đào tạo, việc làm tại các doanh nghiệp với 3.648 người tham gia. Tổ chức Tuần cao điểm kết nối Cung - Cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2023 với các hoạt động truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, việc làm; tư vấn thông tin tuyển sinh, tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các Hội thảo với chủ đề: “Tư duy và nhận thức mới cho thanh thiếu niên DTTS trong việc chọn ngành, chọn nghề”; “Các mô hình, giải pháp giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp của thanh niên DTTS tỉnh Thái Nguyên” và “Các mô hình, giải pháp giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp của thanh niên DTTS tỉnh Thái Nguyên”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Người thợ leo trèo vắt vẻo trên những cây sầu riêng sai trĩu quả, một tay đỡ quả, tay kia cầm con dao nhỏ gõ cán dao vào lớp da gai góc. Chỉ bằng những động tác đơn giản như vậy, người thợ gõ sầu có thể đoán được tuổi và chất lượng của quả sầu riêng. Mùa sầu riêng Đắk Lắk năm nay được mùa, được giá, thợ gõ sầu cũng có nguồn thu nhập khá.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 phút trước
Từ ngày 3 - 5/11, tại Lai Châu sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất và Tuần Du lịch - Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2023.
Chư Pưh (Gia Lai): Giải cứu kịp thời 4 cháu bé mắc kẹt giữa dòng nước lũ

Chư Pưh (Gia Lai): Giải cứu kịp thời 4 cháu bé mắc kẹt giữa dòng nước lũ

Tin tức - Ngọc Thu - 17 phút trước
Ngày 2/10, ông Phạm Đức Ngọc - Bí thư Đảng uỷ xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, Gia Lai) cho biết, lực lượng chức năng của huyện đã giải cứu thành công 4 cháu bé đi chăn bò bị mắc kẹt giữa dòng nước dữ.
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 22 phút trước
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 42 phút trước
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 46 phút trước
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 1 giờ trước
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Phóng sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 2 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…
Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 2 giờ trước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 2/10 tại Thủ đô Hà Nội.